Thuốc bôi khi ngứa hậu môn có thực sự hiệu quả? Lưu ý khi sử dụng

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 510 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Thuốc bôi khi ngứa hậu môn hiện nay được mọi người tìm mua rất nhiều bởi tình trạng hậu môn ngứa rát không còn xa lạ gì với nhiều người, hơn nữa bệnh lý này khá nhạy cảm nên người bệnh thường ngại đi khám và tự mua thuốc để bôi ở nhà. Thế nhưng cách làm này có thực sự an toàn và hiệu quả? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

    Tìm hiểu tổng quan về tình trạng ngứa hậu môn

    Trước khi đi tìm hiểu về các loại thuốc bôi khi ngứa hậu môn có thực sự hiệu quả hay không thì chúng ta cần hiểu bệnh ngứa hậu môn là gì, thường gặp ở những đối tượng nào và có biểu hiện ra sao.

    Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn - trực tràng, ngứa hậu môn được biết đến là tình trạng những vùng da xung quanh hậu môn, niêm mạc ống hậu môn, hoặc bộ phận sinh dục gần hậu môn vì một nguyên nhân nào đó bị kích thích, gây ra hiện tượng đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ, thậm chí là chảy mủ, viêm nhiễm.

    Tùy vào từng đối tượng và độ tuổi khác nhau mà người bị ngứa hậu môn có thể xuất những biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuy nhiên, triệu chứng dễ nhận thấy nhất là cảm giác nóng râm ran và ngứa rát, có thể chảy dịch tại những vùng da này.

    Nguyên nhân gây ngứa rát hậu môn chủ yếu do:

    • Vệ sinh vùng kín và hậu môn không đúng cách, mặc đồ lót quá chật khiến những vị trí này bị cọ xát nhiều, không khô thoáng dẫn tới sự xâm nhập và tấn công của những vi khuẩn gây hại và nấm ngứa.
    • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới khi bước vào các giai đoạn như mang bầu, sau sinh, tiền mãn kinh, sau phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ,...
    • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ngủ nghỉ không điều độ, lười vận động thể dục thể thao,...), chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học (ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh, dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...)
    • Mắc các bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, xuất hiện khối u ở hậu môn, bệnh trĩ, sa trực tràng, áp xe,..

    Người bị ngứa hậu môn có thể điều trị khỏi được bằng thuốc, tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi khi ngứa hậu môn được bày bán tràn lan với lời quảng cáo quá đà. Chính vì vậy, người bệnh cần sáng suốt khi lựa chọn thuốc, tốt nhất nên mua tại các hiệu thuốc ở bệnh viện lớn theo chỉ dẫn của bác sĩ trực tiếp thăm khám cho mình.

    Tìm hiểu tổng quan về tình trạng ngứa hậu môn

    Một số loại thuốc bôi khi ngứa hậu môn hiệu quả nhất hiện nay

    Mặc dù trên thị trường hiện nay có vô cùng nhiều các loại thuốc dành cho người bị ngứa hậu môn với các thành phần đa dạng, tuy nhiên nhắc tới thuốc bôi trị ngứa hậu môn không thể bỏ qua top 4 loại thuốc dưới đây:

    1. Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn Titanoreine

    Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì hiệu quả? Thuốc trị ngứa hậu môn Titanoreine là câu trả lời dành cho bạn. Với các thành phần kháng viêm, giảm sưng đau có trong thuốc sẽ giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng ngứa hậu môn sưng đỏ, ngứa rát hậu môn một cách tối đa. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm co mô trĩ tạm thời giúp quá trình điều trị bệnh lý diễn ra thuận lợi hơn.

    Khi sử dụng thuốc bôi ngứa rát hậu môn Titanoreine, người bệnh cần lưu ý bôi đúng liều lượng, mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ (nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và hậu môn trước khi bôi), thuốc không được bôi quá 4 lần/ngày nếu không sẽ gây bỏng rát và tổn thương vùng da quanh hậu môn.

    Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn Titanoreine

    2. Thuốc bôi hậu môn ngứa Preparation H

    Preparation H là loại thuốc được bán rất nhiều trong các hiệu thuốc lớn của bệnh viện do khắc phục tốt nhất các trường hợp người bệnh bị ngứa hậu môn do bệnh trĩ. Thuốc gồm 2 thành phần chính là Propylparaben và Methylparaben, có tác dụng giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, sưng đau khó chịu ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc còn giúp các mạch máu co giãn tốt, hạn chế tình trạng búi trĩ bị sa.

    Tuy nhiên, người sử dụng thuốc phải đặc biệt lưu ý: tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tuổi và người có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong thuốc sử dụng. Ngoài ra, những người có bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... cũng không nên dùng, hoặc trước khi dùng phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

    Liều lượng sử dụng cũng rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Thuốc được khuyên nên dùng tối đa 4 lần/ngày vào buổi sáng, trưa hoặc tối trước khi ngủ hoặc sau khi đại tiện và vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Không nên dùng thuốc quá 7 ngày, nếu chưa thấy dấu hiệu tích cực nên đi khám lại để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.

    3. Kem Hydrocortisone 1% bôi khi ngứa hậu môn

    Hydrocortisone 1% là loại thuốc bôi khi ngứa hậu môn cho bà bầu khá hiệu quả. Thuốc có thành phần hoạt tính chống viêm tại chỗ nên được dùng cho những trường hợp vừa ngứa vừa viêm nhiễm vùng hậu môn.

    Người bệnh có thể bôi kem Hydrocortisone 1% khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày, và lưu ý chỉ nên thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị viêm nhiễm. Đồng thời, thuốc chỉ được dùng với liệu trình tối đa là 7 ngày, nếu quá thời gian trên mà tình trạng bệnh chưa thuyên giảm thì bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt hơn.

     Kem Hydrocortisone 1% bôi khi ngứa hậu môn

    4. Thuốc Gentrisone bôi chống ngứa hậu môn

    Thuốc Gentrisone được chỉ định dùng cho những trường hợp ngứa hậu môn lâu ngày do nhiễm khuẩn, do viêm da dị ứng hoặc bị nhiễm nấm candida.

    Cách sử dụng thuốc khá đơn giản: Sau khi vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương, người bệnh lấy 1 lượng nhỏ thuốc thoa lên vết thương mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

    Lưu ý: Thuốc có tác dụng khá nhanh và mạnh nên nếu sử dụng sai cách sẽ bào mỏng da như bị lột, thậm chí làm teo da,... Chính vì vậy mà loại thuốc bôi này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

    Một số lưu ý khi dùng thuốc bôi trị ngứa hậu môn

    Thuốc trị ngứa hậu môn hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường với mức giá khá rẻ, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, thậm chí còn gây ra những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. Vậy nên khi sử dụng thuốc bôi khi ngứa hậu môn cần lưu ý một số điều sau:

    • Mua thuốc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
    • Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng hậu môn trước khi bôi thuốc, chỉ nên bôi một lượng vừa đủ bao phủ lên vùng da bị tổn thương, không nên bôi quá dày sẽ khiến bí và bỏng rát da, làm tình trạng ngứa nghiêm trọng thêm.
    • Sau khi bôi thuốc nên mặc đồ lót rộng rãi để không làm trôi lớp thuốc đã bôi.
    • Hạn chế sử dụng các loại dung dịch và xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng da bị ngứa.

    Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào cũng phải báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

    Bị ngứa hậu môn đi khám ở đâu tốt nhất ?

    Mặc dù ngứa hậu môn có thể dùng thuốc bôi nhưng hiệu quả và độ an toàn không thể bằng việc đi khám trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu bạn đang gặp chứng ngứa hậu môn mà không biết nên khám ở đâu thì có thể tìm hiểu về phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng. Phòng khám được Sở y tế Hà Nội cấp phép, chuyên khám và điều trị các bệnh lý hậu môn - trực tràng và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân.

    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, đảm bảo mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị ngứa hậu môn nói riêng và mắc các bệnh lý hậu môn - trực tràng nói chung có thể yên tâm tới thăm khám tại phòng khám.

    Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả về một số loại thuốc bôi khi ngứa hậu môn và hiệu quả mà chúng mang lại. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đề xuất phương án khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý tình trạng ngứa hậu môn được triệt để hơn. Hy vọng bài viết này hữu ích với tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang phải chịu cảm giác khó chịu do ngứa hậu môn gây ra.

    Bị ngứa hậu môn đi khám ở đâu tốt nhất?

    Mọi thông tin cần hỗ trợ các độc giả có thể liên hệ qua số điện thoại của chúng tôi 0243.9656.999, hoặc tới trực tiếp phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;