[ Tổng hợp ] 10+ Biểu hiện nhiễm nấm Candida ở nữ giới dễ nhận biết nhất

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 266 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Biểu hiện nhiễm nấm Candida ở nữ giới như thế nào là thắc mắc mà không ít chị em tìm câu trả lời khi mắc phải hoặc muốn tìm thêm thông tin về bệnh lý này. Cùng chuyên gia bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

    Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì ?

    Để trả lời cho câu hỏi biểu hiện nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì, trước hết chị em cần hiểu nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì. Từ đó việc xác định những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh lý này mới chính xác được.

    Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men. Đây là bệnh nhiễm trùng do 1 loại nấm tên là Candida Albicans gây ra, chúng có thể xuất hiện trên tất cả các bộ phận tại cơ thể con người. 

    Loại nấm này khi tăng sinh mạnh mẽ về số lượng sẽ dẫn tới tổn thương cho nhiều cơ quan trên cơ thể và bao gồm cả bộ phận sinh dục, thường gọi là nhiễm nấm Candida.

    Khi độ pH âm đạo nằm tại ngưỡng 3,8 - 4,5, môi trường âm đạo ổn định, hệ vi sinh cân bằng thì nấm Candida sẽ tồn tại với số lượng vừa đủ và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi môi trường axit mất cân bằng, độ pH cao tại vùng kín, khi này sẽ tạo điều kiện cho nấm men sinh sôi và lấn át lợi khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo.

    Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida gây ra rất phổ biến ở nữ giới và chỉ đứng sau các loại vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo.

    Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm nấm Candida ở nữ giới như sau:

    • Vệ sinh vùng kín sai cách, không sạch sẽ, vùng kín thường xuyên ẩm ướt.
    • Mặc quần áo, đồ lót chật, bó sát không thoáng khí, không thấm hút mồ hôi.
    • Vùng kín bị tổn thương, nhiễm nấm sau khi quan hệ tình dục.
    • Phụ nữ trong thời gian mang thai, nội tiết tố bị rối loạn ảnh hưởng tới dịch tiết âm đạo và nồng độ pH tự nhiên.
    • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh.

    Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì ?

    Dấu hiệu, biểu hiện nhận biết nhiễm nấm Candida ở nữ giới

    Biểu hiện nhiễm nấm Candida ở nữ được các chuyên gia bác sĩ cho biết là sẽ có thể khác nhau như:

    • Dịch âm đạo có màu trắng, vón cục thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không có mùi hôi.
    • Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ.
    • Khí hư tiết ra nhiều.
    • tiểu nhiều, tiểu buốt.
    • Khi quan hệ tình dục, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu.
    • Vùng âm đạo bị nhiễm nấm thường tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến nấm lan rộng tới hậu môn và các vùng lân cận.
    • Nếu nhiễm nấm nặng, âm hộ hay âm đạo có thể bị sưng đỏ, phù nề và thậm chí là lan tới bẹn, đùi.

    Lưu ý, nếu quan hệ tình dục với nữ giới bị nấm Candida âm đạo, nam giới cũng có thể sẽ bị lây nhiễm khuẩn nấm và gây ra viêm quy đầu. Các dấu hiệu có thể xuất hiện khi này như: đỏ, ngứa và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau quan hệ, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh sẽ tự khỏi.

    Ngoài ra còn một số biểu hiện nhiễm nấm Candida nữ ở các bộ phận khác trên cơ thể có thể kể tới như sau:

    • Ở miệng: Bên trong miệng xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi, vòm môi và xung quanh môi, cạo sạch sẽ thấy những khu vực viêm đỏ, có thể bị chảy máu nhẹ. Vùng da khóe miệng có thể bị nứt nẻ, đỏ ửng, ẩm ướt.
    • Ở thực quản - viêm thực quản: Có thể thấy khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt hoặc đau ở ngực hay phía sau xương ức.
    • Ở da: Xuất hiện những mảng da đỏ, ẩm, ngứa và đôi khi có mụn, mủ ở xung quanh.
    • Ở trong máu: Xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng từ sốt không rõ nguyên nhân cho tới sốc và suy đa tạng. Đây là trường hợp cảnh báo nguy hiểm cao nhất tới sức khỏe nữ giới.

    Dấu hiệu, biểu hiện nhận biết nhiễm nấm Candida ở nữ giới

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở nữ giới như thế nào?

    Biểu hiện nhiễm nấm Candida ở nữ giới đã được giải đáp ở trên, tuy nhiên chị em cũng cần biết, tham khảo thêm về cách điều trị bệnh lý này để có phương hướng xử lý bệnh kịp thời, hiệu quả.

    Để điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo, bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng nấm có thể tham khảo như:

    • Clotrimazole 100mg: Đặt âm đạo 1 viên/ ngày, trong 7 ngày và vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc đặt 1 viên âm đạo duy nhất với liều lượng khác.
    • Econazole 150mg: Đặt âm đạo 1 viên/ ngày, trong 3 ngày và cũng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    • Fluconazole 150mg: Uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ ngày trong 3 - 5 ngày nếu sử dụng Itraconazole 100mg.
    • Thuốc dạng bôi Gentian 0,5%: Bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.

    Lưu ý, những loại thuốc trên tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu.

    Xem thêm : [ Review ] 5+ cách dùng dầu dừa trị nấm Candida hiệu quả và an toàn tại nhà

    Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo người bệnh nữ giới nhiễm nấm Candida nên có các biện pháp chăm sóc kết hợp khi điều trị nấm Candida ở vùng kín như:

    • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều, đúng giờ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị hay ngưng sử dụng thuốc giữa chừng. Điều này có thể khiến bệnh khó chữa hơn và người bệnh sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn không biết sẽ xảy ra khi dùng thuốc. Hay những biến chứng nguy hiểm khi bệnh nặng hơn do dùng sai thuốc.
    • Không sử dụng những chất kích thích như: Xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo hay thụt rửa âm đạo. Vì đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn.
    • Không mặc quần, đồ lót quá bó sát, quá chật, không thoáng mát hay còn ẩm ướt để vùng âm đạo luôn được khô thoáng.
    • Đảm bảo lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép nếu bản thân khi này đang bị tiểu đường.
    • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và cơ thể, quần áo, đồ lót cần được phơi khô, sạch sẽ.
    • Nếu bệnh tái đi tái lại, người bệnh cần đi kiểm tra bởi tình trạng này có thể khiến cho cơ thể bị suy giảm sức đề kháng và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới sức khỏe bản thân.
    • Thăm khám bệnh thường xuyên, định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh.

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở nữ giới như thế nào?

    Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo địa chỉ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng - 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện điều trị nhiễm nấm Candida ở nữ giới hoặc các bệnh lý phụ khoa, các bệnh xã hội khác uy tín và an toàn nhất Hà Nội hiện nay.

    Như vậy vấn đề biểu hiện nhiễm nấm Candida ở nữ đã được giải đáp rõ ràng. Nếu còn những thắc mắc khác về vấn đề trên bạn có thể gọi tới hotline 0243 9656 999 các chuyên gia sẽ giải đáp nhanh nhất và cụ thể nhất cho bạn.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;