Buồn tiểu nhưng không đi được: Nguyên nhân và cách điều trị

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 977 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Buồn tiểu nhưng không đi được khiến nhiều người lo lắng, không biết mình có đang mắc bệnh gì không. Trên thực tế, tình trạng buồn đi tiểu mà không đi được gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác có thể là dầu hiệu nhiều bệnh lý cần được thăm khám sớm. Vậy cảm giác buồn tiểu mà không đi được là như thế nào, nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao? 

    Hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được là gì? 

    Một người có cảm giác mắc tiểu nhưng không đi được hay còn gọi là hiện tượng bí tiểu, bí đái, bàng quang căng tức và vô cùng khó chịu. 

    Buồn tiểu nhưng không đi được

    Các bác sĩ chuyên khoa Ngoại tiết niệu cho biết: Hiện tượng buồn đi tiểu nhưng không đi được, còn gọi bí tiểu thường được chia thành 2 dạng: 

    • Bí tiểu cấp tính: Là tình trạng bí tiểu đột ngột. Lúc này, người bệnh cảm giác mắc tiểu nhưng không đi tiểu được, từ đó gây cảm giác đau tức vùng bụng dưới. Nếu không sớm đi cấp cứu, bí tiểu cấp tính có thể nguy hiểm đến tính mạng.
    • Bí tiểu mãn tính: Tình trạng bí tiểu liên tục trong thời gian dài. Người bệnh vẫn có thể đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng đi hoàn toàn mà vẫn còn nước tiểu tồn đọng. Lâu ngày sẽ khiến bàng quang căng giãn trầm trọng, kích thước to dần lên, lâu dần làm mất chức năng co bóp. 

    Tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được kéo dài lâu ngày không điều trị, nhất là khi bệnh đã mãn tính có thể gây căng trướng hệ tiết niệu và viêm tiết niệu ngược dòng. Thậm chí, nhiều trường hợp nặng có thể gây giãn thận - niệu quản 2 bên, từ đó gây suy thận cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

    Tại sao buồn tiểu mà không đi được?

    Thông thường, quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi nếu đáp ứng đủ 2 yếu tố sau: Lực co bóp của bàng quang đủ mạnh, cơ vòng cổ bàng quang co giãn đủ rộng, niệu đạo hoạt động bình thường. Khi đáp ứng không đủ các yếu tố trên sẽ gây cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi được. Các nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:

    1. Dị vật ở bàng quang

    Dị vật có thể là sỏi hoặc máu cục từ trên thận xuống hoặc hình thành ngay tại bang quang. Từ đó gây chít hẹp đường tiểu khiến người bệnh buồn tiểu không đi được hoặc khó tiểu. 

    2. Ung thư bàng quang

    Đây là một trong các nguyên nhân gây bí tiểu nhưng hiếm gặp. Ung thư bàng quang xuất hiện khi khối u to làm tắc lỗ niệu đạo và gây bí đái. Khi tiến hành soi bàng quang thấy được khối u nằm ở cổ bàng quang. 

    Buồn tiểu nhưng không đi được ở nam, nữ do ung thư bàng quang 

    Buồn tiểu nhưng không đi được ở nam, nữ do ung thư bàng quang 

    3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang...thường gặp ở nữ giới nhiều hơn và chính là nguyên nhân gây buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ giới. Tình trạng sưng và rát tại vị trí viêm nhiễm có thể gây bít tắc đường tiết niệu, từ đó gây bí tiểu. Khi đó, người bệnh để ý sẽ thấy nước tiểu đục màu, mùi khai nồng và cảm giác đau buốt khi đi tiểu liên tục diễn ra. 

    4. Hẹp niệu đạo

    Bí tiểu có thể do niệu đạo tắc nghẽn gây ra. Nam giới có thể bị hẹp niệu đạo do sẹo khi dương vật gặp tổn thương nào đó. 

    5. Viêm tuyến tiền liệt

    Bệnh thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Khi tiền liệt tuyến bị viêm sẽ gây hiện tượng sưng to, phì đại gây chèn ép niệu đạo, từ đó gây bí tiểu. 

    Bị buồn tiểu mà không đi được do viêm tuyến tiền liệt   

     Bị buồn tiểu mà không đi được do viêm tuyến tiền liệt 

    6. Sa bàng quang

    Là hiện tượng thành giữa bàng quang và âm đạo yếu dần đi khiến bàng quang ngả dần về phía âm đạo. Khi bàng quang dịch chuyển vị trí sẽ làm nước tiểu không thể đẩy ra ra ngoài, từ đó gây nên các rối loạn tiểu tiện, bao gồm hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được.

    7. Khối u ở tiểu khung

    Các ung thư trực tràng, ung thư thận tử cung, ung thư cổ tử cung...khi xâm lấn, di căn đến tiểu khung và chèn ép vùng cổ bàng quang, từ đó gây bí tiểu.

    8. Chứng táo bón

    Ở những người bị táo bón, phân cứng trong trực tràng có thể ép bàng quang sát niệu đạo, gây chèn ép niệu đạo, đặc biệt trường hợp kèm theo sa trực tràng càng là điều kiện thuận lợi gây bí tiểu... 

    Buồn đi tiểu liên tục nhưng không đi được có nguy hiểm không? 

    Người đang gặp hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được bất kể do nguyên nhân nào cũng cần đi thăm khám sớm để tránh gây hệ lụy đáng tiếc đến sinh hoạt, sức khỏe của bản thân. Khi nước tiểu ứ đọng quá lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

    • Nhiễm trùng đường tiểu
    • Viêm bể thận, suy giảm chức năng thận và suy thận mãn tính là hệ lụy tất yếu. (Đối với trường hợp bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ, tiểu ra máu sau quan hệ tình dục)
    • Tổn thương bàng quang
    • Viêm tắc đường tiết niệu
    • Suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn cương dương, vô sinh hiếm muộn, liệt dương (nếu nguyên nhân được xác định do các bệnh tuyến tiền liệt).
    • Mắc tiểu mà không đi được ở nữ do mắc bệnh phụ khoa, nếu không sớm điều trị có thể khiến viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí tiểu ra máu sau quan hệ, biến chứng viêm cổ tử cung, hiếm muộn vô sinh rất dễ xảy ra. 

    Bị buồn tiểu nhưng không đi được phải làm sao?

    Khi cảm giác buồn đi tiểu nhưng không đi được xuất hiện thường xuyên, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, siêu âm cần thiết nhằm xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định hướng điều trị hiệu quả.

    Một số phương pháp điều trị chứng buồn tiểu nhưng không đi tiểu được bao gồm:

    1. Đặt ống thông

    Một số trường hợp bí tiểu không thể điều trị ngay lập tức, bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống thông tiểu nhằm giải phóng nước tiểu khỏi bàng quang.

    2. Điều trị nội khoa

    Sau khi đã thăm khám và xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc đặc trị phù hợp. Một số loại thuốc được chỉ định điều trị bí tiểu bao gồm: 

    • Thuốc kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang hay nhiễm trùng đường niệu.
    • Thuốc hỗ trợ giãn cơ thắt niệu đạo, tuyến tiền liệt nhằm giúp nước tiểu được bài tiết tốt hơn. 
    • Thuốc thu nhỏ tuyến tiền liệt, ngăn ngừa sự tắc nghẽn và sự tăng áp lực lên bàng quang

    Thuốc kháng sinh đặc trị (Hình ảnh minh họa)

    Thuốc kháng sinh đặc trị (Hình ảnh minh họa)

    3. Phẫu thuật 

    Đây là lựa chọn cuối cùng, khi mà các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh nhân không đáp ứng với thuốc. Bác sĩ sẽ tiến hành chèn dụng cụ thông qua niệu đạo, sau đó tiến hành phẫu thuật với tia laser hay một công cụ nào khác, loại bỏ ngay tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được.  

    4. Thay đổi thói quen

    Bệnh nhân có thể chủ động ngăn ngừa và kiểm soát bàng quang qua một số biện pháp: 

    • Kiểm soát lượng nước uống cùng thời gian uống nước mỗi ngày. 
    • Tập luyện các bài tập với cơ vùng chậu.
    • Luyện tập các bài tập, kỹ thuật nhằm phục hồi bàng quang.
    • Bổ sung một số loại nước uống lợi tiểu từ cây mã đề, râu ngô, kim tiền thảo, rau má…
    • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. 

    Buồn tiểu nhưng không đi được có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, để điều trị bệnh an toàn và đúng cách, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín, thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mọi thắc mắc chưa được bài viết giải đáp, đừng ngại, hãy để lại câu hỏi qua khung chat hoặc gọi số 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn ngay. 

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;