Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Chậm kinh bao lâu thì đi khám thai được nhiều chị em quan tâm. Có thể khẳng định, chậm kinh là một trong những triệu chứng điển hình nhất để phái đẹp nhận biết mình có thai hay chưa. Vì vậy, với nữ giới mong muốn mang thai, trễ kinh bao lâu thì nên đi khám thai là vấn đề vô cùng quan trọng.
Một trong những triệu chứng nhận biết mang thai ở nữ giới là thông qua hiện tượng trễ kinh ở tháng tiếp theo. Sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công, phôi thai bắt đầu di chuyển vào buồng tử cung người phụ nữ để làm tổ. Lớp niêm mạc tử cung dày lên, tạo điểm bám vững chắc cho phôi thai làm tổ. Vì vậy, hiện tượng kinh nguyệt không diễn ra.
Vậy chậm kinh bao lâu thì đi khám thai được? Chậm kinh bao lâu thì đi siêu âm là tốt nhất? Chậm kinh 4, 5 ngày đi siêu âm được chưa?
Đối với vấn đề này, bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài cho biết: Phái đẹp chờ tới khi trễ kinh 5 – 7 ngày mới nên đi khám thai. Khám thai quá sớm khi mới trễ kinh 4 – 5 ngày có thể vẫn chưa cho kết quả thai di chuyển vào trong buồng tử cung.
Nhiều trường hợp thai di chuyển chậm, có thể phải sau 10 ngày trễ kinh, đi siêu âm thì mẹ bầu mới thấy thai vào buồng tử cung.
Khám thai lần đầu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với thai phụ. Chỉ khi thai đã di chuyển vào buồng tử cung mới đảm bảo một thai kỳ bình thường. Vì vậy, nữ giới đừng nóng vội thăm khám quá sớm và quá nhiều lần. Cần nắm rõ quá trình phát triển của thai nhi để thăm khám thời điểm thích hợp.
Như vậy, chậm kinh bao lâu thì đi khám thai đã có lời giải đáp. Vậy cách tính tuổi thai như thế nào? Khi biết mình mới mang bầu, câu hỏi được nhiều chị em băn khoăn là mình đã mang thai bao nhiêu tuần rồi.
Có thể nói, nắm rõ chính xác tuổi thai giúp mẹ bầu kiểm tra được mức độ phát triển của thai nhi, chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sinh nở.
1. Tính tuổi thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Bác sĩ tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối. Có nghĩa là, ngày đầu kỳ kinh cuối được tính là ngày đầu thai kỳ. Đây là cách tính thai cổ điển và thông dụng nhất.
Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho thai phụ có chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày, nhớ đúng ngày bắt đầu hành kinh. Không áp dụng cho kỳ kinh không đều, không nhớ cụ thể chu kỳ kinh.
2. Tính tuổi thai dựa theo ngày rụng trứng
Áp dụng cách này, mẹ bầu cần nhớ chính xác ngày rụng trứng và thời điểm quan hệ dẫn tới mang thai.
Khi quan hệ, tinh trùng gặp trứng và thụ thai trong 24h tiếp theo. Thời điểm này được tính là ngày đầu tiên của em bé.
Cách này chỉ áp dụng cho thai phụ nhớ đúng ngày quan hệ và chu kỳ kinh nguyệt đều.
3. Cách tính tuổi thai theo siêu âm
Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ là phương pháp chính xác để xác định tuổi thai. Vì giai đoạn này, sự phát triển của thai nhi ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác ngoài tuổi thai.
Để xác định tuổi thai, bác sĩ đo chiều dài đầu – mông thai nhi hoặc kích thước túi thai. Từ đó, xác định tuổi thai nhi.
Phương pháp này có thể áp dụng trong trường hợp mẹ bầu không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc kinh nguyệt không đều.
Ngoài việc quan tâm chậm kinh bao lâu thì đi khám thai, mẹ bầu còn quan tâm các mốc khám thai quan trọng nhất. Thời gian mang bầu, cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Các mốc khám thai quan trọng nhất
1. Khám thai định kỳ lần đầu tiên: Sau chậm kinh 3 tuần
Lần khám đầu tiên, bác sĩ chỉ định siêu âm và xét nghiệm máu để xác định mang thai hay không. Nữ giới được khám phụ khoa để xác định có bệnh lý nào liên quan như u nang buồng trứng, u xơ tử cung,...
Có kết quả mang thai, mẹ bầu nên về nhà nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đảm bảo sức khỏe, tái khám theo đúng lịch hẹn bác sĩ.
2. Khám thai tuần thứ 7 – 8: Mốc quan trọng nghe tim thai
Mẹ bầu được bác sĩ siêu âm kiểm tra 2D, đây là mốc quan trọng để nghe tim thai. Lần khám này, bác sĩ kiểm tra túi nước ối, chiều dài phôi,... xác định sự phát triển này có tương xứng tuổi thai không.
Bên cạnh đó, siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai có bất thường như thai ngoài tử cung để có phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, mẹ bầu thực hiện khám lâm sàng như cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm máu,... kiểm tra bệnh sởi, bệnh thủy đậu, bệnh xã hội,...
Mốc khám thai này, bác sĩ tư vấn mẹ bầu bổ sung vitamin, sử dụng thuốc, thực phẩm đúng cách, nhịp sinh hoạt phù hợp,...
3. Khám thai tuần 12 – Kiểm tra dị tật thai nhi
Mốc khám thai này khá quan trọng, bác sĩ thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy, chẩn đoán hội chứng Down hoặc dị tật khác của thai nhi,...
4. Khám thai tuần thứ 14 – 17: Mốc khám thai quan trọng
Mốc khám thai này, mẹ bầu vẫn được kiểm tra sức khỏe và đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên thực hiện đủ xét nghiệm ở mốc khám thai này. Vì nếu phát hiện dị dạng, dị tật bẩm sinh, sản phụ có thể phải chấm dứt thai kỳ hoặc xử lý ngay lập tức.
5. Khám thai tuần thứ 21 – 24
Tuần thứ 21, lần kiểm tra này có thể phát hiện huyết áp thai kỳ để phát hiện tiền sản giật. Đồng thời, kiểm tra được thể chất, kiểm tra bào thai có bị suy dinh dưỡng trong tử cung không. Từ đó, mẹ bầu thay đổi khẩu phần ăn.
Lần khám này, thai phụ được tiêm mũi vắc-xin phòng uốn ván.
6. Khám thai tuần thứ 32
Có thể thấy, các mốc khám thai và chậm kinh bao lâu thì đi khám thai được mẹ bầu cực kỳ quan tâm.
Lần khám thai này, mẹ bầu được bác sĩ cho xem hình ảnh chính xác nhất của bé. Lần siêu âm này, bác sĩ có thể xác định ngôi thai thuận hay nghịch. Từ đó, nhận biết phương án sinh cho phù hợp.
Lần khám này, thai phụ được tiêm vắc-xin uốn ván lần 2.
7. Khám thai tuần thứ 36
Tuần thứ 36 cũng nằm trong mốc khám thai quan trọng của thai kỳ vì thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ. Giai đoạn này, thai phụ được kiểm tra sức khỏe, tình trạng nước ối, nhau thai, trọng lượng thai,...
Ngoài ra, thai phụ được đề nghị làm xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để biết nên sinh mổ hay sinh thường. Tư vấn thai phụ cách nhận biết sắp sinh để việc sinh nở diễn ra thuận lợi.
Rất nhiều mẹ bầu quan tâm chậm kinh bao lâu thì đi khám thai được hoặc đi khám thai nên mặc gì? Mang thai, mẹ bầu cần có sự điều chỉnh ăn mặc sau cho phù hợp với sự phát triển của cơ thể và thai nhi.
Mẹ bầu chú ý, tuyệt đối không mặc quần áo chật, bó sát cơ thể. Có thể ảnh hưởng không tốt sức khỏe cả mẹ và bé. Cụ thể:
Những câu hỏi như chậm kinh bao lâu thì đi khám thai, khám thai lần đầu có cần nhịn ăn là thắc mắc mẹ bầu cần lời giải đáp.
Lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu không cần nhịn ăn
Đối với vấn đề này, bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài cho biết:
“Lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, trước khi đi khám, nên uống nhiều nước (khoảng 1 lít nước). Cố gắng nhịn tiểu vì quá trình khám thai có thể gồm siêu âm thai.
Uống nhiều nước giúp bàng quang căng đầy, đẩy tử cung lên, tạo điều kiện cho sóng siêu âm tiếp cận bào thai bên trong tử cung dễ dàng. Nhờ đó, siêu âm cho hình ảnh rõ nét hơn, giúp việc chẩn đoán của bác sĩ chính xác hơn”.
Thời điểm thai nhi khoảng 12 tuần, mẹ bầu được chỉ định làm một số xét nghiệm máu. Lúc này, mẹ bầu không ăn gì trong vòng 12 giờ trước khi đi khám thai để không ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
Bên cạnh thắc mắc chậm kinh bao lâu thì đi khám thai, vấn đề khám thai ở đâu tốt và an toàn cũng được mẹ bầu quan tâm. Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ uy tín, chất lượng được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khám thai tốt, an toàn
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết chậm kinh bao lâu thì đi khám thai, các mốc khám thai quan trọng, đi khám thai có phải nhịn ăn, địa chỉ khám thai an toàn, chính xác,... Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"