Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Giang mai giai đoạn cuối có nguy cơ tiếp diễn từ 2 cho tới 14 năm kể từ lúc mắc bệnh. Thời kỳ này bệnh có nhiều chuyển biến nghiêm trọng, nếu không khám và điều trị ngay sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Vậy làm thế nào để chẩn đoán chính xác giai đoạn cuối của giang mai cũng như điều trị hiệu quả căn bệnh xã hội này? Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng sẽ thông tin chi tiết cho bạn đọc ngay sau đây.
Chia sẻ từ các chuyên gia, giang mai giai đoạn cuối hay bệnh giang mai dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra.
Ngoài quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm phổ biến, giang mai còn có thể lây lan khi tiếp xúc với vết thương hở, dùng chung đồ cá nhân có dính dịch của người bệnh (khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ lót,...). Sản phụ mắc bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm sang cho thai nhi, trẻ sinh ra với thể chất sức khỏe kém.
Bệnh giang mai nói chung sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn và giai đoạn 3 chính là giai đoạn cuối của bệnh. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ phát bệnh nghiêm trọng nhất.
Lý do là khi bệnh giang mai bước vào giai đoạn cuối, các xoắn khuẩn đã xâm lấn vào sau các cơ quan nội tạng. Gây ra những tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn cho gan, thận, hệ thống xương khớp, hệ thống tim mạch, thậm chí là hệ thần kinh.
Trong nhiều trường hợp, giang mai giai đoạn 3 còn khiến người bệnh tử vong. Vậy nên, việc nhận biết triệu chứng và áp dụng cách điều trị hiệu quả ngay lúc này là vô cùng cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính mình.
So với bệnh giang mai giai đoạn 1 và 2, giang mai giai đoạn cuối đã có những biểu hiện nghiêm trọng và rõ ràng hơn. Các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết thêm, thường họ sẽ không phân biệt triệu chứng giang mai giai đoạn cuối ở nam hay ở nữ mà sẽ căn cứ vào từng dạng bệnh khác nhau để phân loại triệu chứng. Cụ thể:
Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thống tim mạch, chúng sẽ gây nên tình trạng viêm động mạch chủ. Nếu bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến chứng suy tim trái do hở van động mạch chủ.
Tình trạng hở van tim nghiêm trọng hơn sẽ dần dẫn đến bệnh lý giãn động mạch với nguy cơ vỡ mạch là rất cao. Theo đó, người bệnh giang mai có thể tử vong bất cứ lúc nào và gần như không thể tránh khỏi nguy cơ này.
Thống kê cho thấy có tới 10% người bệnh giang mai giai đoạn cuối bị biến chứng giang mai tim mạch sau 10 năm ủ bệnh.
Biến chứng này xảy ra khi các xoắn khuẩn giang mai tấn công vào vùng tủy sống và nhu mô não của người bệnh. Khiến cho cơ thể xuất hiện triệu chứng viêm màng não, viêm não hoặc viêm tủy,...
Hệ thống thần kinh trung ương lập tức bị tổn thương nặng dẫn đến hàng loạt phản ứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng niệu dục, yếu cơ, tăng phản xạ đầu gối, rối loạn cảm giác sâu,… Đặc biệt, người bệnh giang mai thần kinh còn dễ bị rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh lý thần kinh hoặc tâm thần phân liệt.
Triệu chứng của loại bệnh này thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 10 đến 20 năm.
Xem thêm : Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng theo từng cấp đội ( chi tiết và đầy đủ )
Việc chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn cuối dựa vào sang thương cơ bản với gôm hoặc củ giang mai. Nếu tổn thương xảy ra tại các cơ quan, phải chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý đơn thuần thuộc cơ quan đó.
Tuy nhiên, trong thực tế, bệnh giang mai giai đoạn cuối nói riêng hay bệnh giang mai nói chung chỉ được chẩn đoán ra khi biểu hiện nghi ngờ bệnh và chỉ định xét nghiệm huyết thanh thu được kết quả dương tính.
Về điều trị, so với bệnh giang mai ở các giai đoạn khác, giang mai giai đoạn cuối vẫn sử dụng chủ yếu là nhóm kháng sinh penicillin. Hầu hết các xét nghiệm nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đều cho thấy xoắn khuẩn giang mai rất nhạy cảm với penicillin. Chính vì thế, Penicillin nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh giang mai trong bất cứ giai đoạn nào.
Ngoài ra, những người đang trong quá trình điều trị bệnh giang mai cần phải kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn cho đến khi hoàn thành phác đồ kháng sinh và các tổn thương giang mai trên cơ thể được chữa lành hoàn toàn.
Cùng với đó, những người mắc bệnh giang mai phải thông báo cho bạn tình biết để họ cũng có thể được xét nghiệm và được điều trị cùng lúc. Việc làm này giúp ích cho hiệu quả diệt xoắn khuẩn cao nhất, phòng tránh tái nhiễm về sau.
Tổng kết lại, giang mai giai đoạn cuối hay còn gọi cách khác là giang mai giai đoạn 3. Lúc này hầu hết các cơ quan của người bệnh đều bị tổn thương và khó phục hồi dù có điều trị. Chính vì thế, chủ động đi khám bệnh từ sớm là việc làm cần thiết giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh, bảo vệ sức khỏe về lâu dài cho cả bạn và những người xung quanh.
Bạn nghi ngờ có dấu hiệu bệnh giang mai, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia sức khỏe qua hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"