Giang mai ở lưỡi : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 183 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Giang mai ở lưỡi là một dạng bệnh giang mai thường gặp và có khuynh hướng nhiễm bệnh ngày càng gia tăng. Bệnh lý này không chỉ có tốc độ lây lan chóng mặt mà còn có khả năng phát triển nhanh chóng, tàn phá cơ thể với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy bệnh giang mai ở miệng lưỡi nhận biết như thế nào, điều trị ra sao? cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Bệnh giang mai ở lưỡi là gì ?

    Giang mai ở lưỡi hay bệnh giang mai ở miệng lưỡi lây truyền chủ yếu do quan hệ không quan hệ không an toàn qua đường miệng với người nhiễm bệnh. Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, có khả năng di động cao nên có thể dễ dàng bám dính và cư trú ở vết loét niêm mạc da.

    Theo các bác sĩ chuyên khoa. giang mai miệng lưỡi cũng là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do nhiều nguyên nhân gây ra: 

    • Quan hệ qua đường miệng: Lối sống tình dục phóng thoáng, quan hệ bằng miệng với người nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo vệ.
    • Hôn: Nếu đang có vết thương hở trong khoang miệng mà có tiếp xúc thân mật với người nhiễm bệnh thì khả năng mắc bệnh rất cao. 
    • Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nhiễm giang mai có thể lây bệnh cho con thông qua nhau thai hoặc khi sinh thường do tiếp xúc với vết loét giang mai ở âm đạo của người mẹ. 
    • Dùng chung đồ cá nhân: Sử dụng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước, dao cạo râu,...cũng là nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng lưỡi.

    Bệnh giang mai ở lưỡi là gì ?

    Nhận biết triệu chứng giang mai ở lưỡi điển hình 

    Người bệnh nhiễm giang mai ở miệng lưỡi thường sẽ xuất hiện triệu chứng sau 3-4 tuần ủ bệnh. Vậy triệu chứng và hình ảnh bệnh giang mai ở lưỡi như thế nào?

    • Ở giai đoạn đầu, người bệnh thấy hơi đau bụng, sốt nhẹ, nuốt thức ăn bị vướng víu và khó nuốt, triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng hay cảm thông thường nên dễ bị chủ quan bỏ qua. 
    • Khi bệnh nặng hơn, vùng khoang miệng và lưỡi bắt đầu xuất hiện nốt mụn nhỏ, có khuynh hướng gia tăng số lượng. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. 
    • Khi các nốt mụn vỡ ra hình thành săng giang mai, là những vết trợt nông trong khoang miệng, có hình tròn hay hình bầu dục, đáy màu đỏ tươi, có bờ rõ ràng và nổi gờ điển hình. 
    • Săng giang mai phát triển mạnh mẽ ở hố amidan khiến người bệnh bị đau họng, sưng viêm amidan và rất khó nuốt. 
    • Sau 2-6 tuần phát bệnh, săng giang mai biến mất nhưng sau đó xuất hiện tình trạng phát ban (còn gọi là đào ban giang mai) kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác.

    Để giúp người bệnh dễ hình dung hơn, từ đó có cơ sở phát hiện giang mai ở miệng họng kịp thời, dưới đây là một số hình ảnh chi tiết về căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

    Nhận biết triệu chứng giang mai ở lưỡi điển hình 

    Bị giang mai ở lưỡi có nguy hiểm không? 

    Bệnh giang mai ở lưỡi cũng tương tự như bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

    • Săng giang mai khiến người bệnh khó ăn, khó nuốt, bị mất vị giác và mất cảm giác ngon miệng. Do vậy mà người bệnh dễ bị sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.
    • Xoắn khuẩn giang mai khi tấn công miệng họng còn khiến người bệnh bị viêm nướu, viêm lợi kèm theo mùi hôi thối khó chịu, bị sâu răng hay vàng răng. Điều này khiến người bệnh cực kỳ tự ti, mặc cảm và trở nên lãnh cảm, lảng tránh giao tiếp xã hội. 
    • Tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác nếu có tiếp xúc gần như thơm, hôn…
    • Khi giang mai chuyển giai đoạn cuối, tổn thương giang mai ở miệng lưỡi sẽ biến mất nhưng xoắn khuẩn bắt đầu tấn công phá hủy cơ quan nội tạng dẫn đến những biến chứng viêm màng não, mù lòa, phù động mạch chủ, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim đe dọa đến tính mạng. 

    Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai ở lưỡi hiệu quả

    Các bác sĩ chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm giang mai ở lưỡi cần chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định xét nghiệm để xác định chính xác có nhiễm bệnh không, từ đó mà tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

    Thuốc điều trị giang mai ở lưỡi 

    Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục, do đó với các trường hợp bệnh giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu. Thuốc kháng sinh điều trị giang mai có thể là dạng uống hay dạng tiêm truyền tĩnh mạch.

    Liều lượng, thời gian sử dụng thuốc như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh, người bệnh tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc khi thấy triệu chứng biến mất, vì thực tế xoắn khuẩn giang mai vẫn đang tấn công cơ thể. Ngoài thuốc kháng sinh đặc trị, bác sĩ còn có thể kê thêm thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau giúp giảm triệu chứng khó chịu do vết thương giang mai gây ra.

    Phương pháp kích thích cân bằng miễn dịch

    Cơ chế hoạt động của phương pháp kích cân bằng miễn dịch DNA là phá hủy nguồn dinh dưỡng nuôi xoắn khuẩn giang mai, khống chế và kiểm soát sự nhân lên của chúng. Sau đó, tác động trực tiếp đến tế bào tổn thương, đồng thời sản sinh tế bào mới hồi phục, hỗ trợ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa xoắn khuẩn phát triển thêm. 

    Với các trường hợp nặng có triệu chứng giang mai thần kinh, giang mai tim mạch có thể kết hợp với biện pháp vật lý trị liệt để hỗ trợ tiêu diệt xoắn khuẩn và giảm biến chứng đi kèm. 

    Trong quá trình điều trị bệnh giang mai ở lưỡi, để đạt được hiệu quả mong muốn đồng thời phòng ngừa lây nhiễm cho người thân xung quanh, người bệnh cần lưu ý: 

    Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, nhất là bàn chải đánh răng, bát đũa, cốc uống nước…

    • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động thể dục thể thao để tăng cường đề kháng. 
    • Hạn chế uống bia rượu, chất kích thích để giảm nguy cơ tổn thương miệng họng. 
    • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.
    • Sau điều trị, trong vòng 2-3 năm bắt buộc phải tái khám thường xuyên 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng xoắn khuẩn giang mai.

    Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai ở lưỡi hiệu quả

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Que test giang mai có cho kết quả đúng không ?

    Phòng ngừa giang mai ở lưỡi hiệu quả

    Đa số mọi người cho rằng, việc quan hệ bằng miệng là một biện pháp an toàn, ít lây truyền bệnh lại phòng ngừa được khả năng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, quan hệ bằng miệng chỉ giúp phòng tránh thai mà hoàn toàn không giúp hạn chế lây truyền bệnh xã hội. Do đó, để phòng ngừa hiệu quả bệnh giang mai ở lưỡi, người bệnh cần hết sức chú ý một số vấn đề dưới đây: 

    • Tiến hành tiêm chủng, thăm khám định kỳ, tầm soát bệnh xã hội thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện bệnh, có hướng thăm khám sớm nhất. 
    • Quan hệ an toàn dù là đường âm đạo, đường miệng hay đường hậu môn. Luôn sử dụng bao cao su và tốt nhất là không “yêu” bằng miệng. 
    • Quan hệ chung thủy, một chồng một vợ.
    • Nếu muốn quan hệ tình dục bằng miệng, cần vệ sinh vùng kín và vùng miệng sạch sẽ và đảm bảo rằng bạn tình không nhiễm bệnh. 
    • Hạn chế hôn, thơm khi đang có tổn thương hở về răng miệng. 

    Giang mai ở lưỡi là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có tốc độ lây lan nhanh chóng, nhất là ở những người thiếu kiến thức phòng ngừa và nhận biết bệnh. Hy vọng rằng, thông tin được bài viết chia sẻ đã giúp mọi người có thêm thông tin về bệnh để có hướng phòng ngừa bệnh tốt nhất.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;