Hậu môn nổi mụn và ngứa là bị bệnh gì ? Nguyên nhân & cách điều trị

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 60 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Hậu môn nổi mụn và ngứa là một hiện tượng không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân do đâu và mức độ nguy hiểm như thế nào. Trên thực tế, nổi mụn ngứa ở hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý và cũng có thể do thói quen sinh hoạt hay một nguyên nhân ngoài bệnh lý nào đó. Do vậy, người bệnh cần chủ động đi thăm khám sớm để phát hiện chính xác nguyên nhân, từ đó có cách điều trị kịp thời.  

    Hậu môn nổi mụn và ngứa là bệnh gì ? 

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều bệnh lý có thể gây tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn ở hậu môn. Bởi tại đây là nơi đào thải phân ra ngoài nên rất dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Vậy hậu môn nổi mụn và ngứa là bệnh gì?

    1. Apxe hậu môn 

    Bị ngứa và mọc mụn ở hậu môn có thể do sự tích tụ bã nhờn cùng tế bào chết và vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông khu vực hậu môn. Thông thường, mụn hậu môn có thể tự khỏi được nhưng nếu hình thành sâu trong niêm mạc hậu môn, mụn có khả năng tiến triển apxe hóa. 

    Apxe hậu môn là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính tại hậu môn, là sự hình thành của các ổ áp xe chứa mủ sâu dưới da vùng hậu môn. Bệnh gây đau đớn, ngứa ngáy, chảy dịch tại trực tràng và có thể gây sốt (nếu bệnh nặng). Ở một số trường hợp, các ổ apxe không lành mà lại vỡ ra, khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến rò hậu môn, gây đau đớn và cần tiến hành mổ rò hậu môn để điều trị. 

    2. Bệnh trĩ

    Có mụn ở hậu môn có thể do bệnh trĩ gây nên. Nốt mụn này có thể là búi trĩ đã hình thành, đặc biệt khi nó gây đau đớn, kích thích đối với người bệnh. 

    Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức ở hậu môn, hình thành nên búi trĩ gây đau đớn, đại tiện ra máu hay viêm ngứa ở hậu môn….

    Mặc dù bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến khi có đến 55% dân số Việt Nam mắc phải nhưng rất ít người nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó. Bệnh gây đau đớn, khó chịu đối với người bệnh, gây thiếu máu trầm trọng do trĩ gây chảy máu hậu môn khi đại tiện. Không những vậy, các búi trĩ quá lớn có thể gây sa nghẹt, tắc mạch hậu môn, dễ dẫn đến viêm nhiễm, khó đại tiện, nguy hiểm nhất bệnh có thể tiến triển ung thư hậu môn trực tràng nếu không được điều trị kịp thời. 

    3. Mụn rộp sinh dục 

    Một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục, điển hình như mụn rộp sinh dục có thể khiến hậu môn nổi mụn và ngứa. Đây là bệnh lý do virus HSV - Herpes simplex gây ra, có thể gây lở, loét chảy dịch nốt mụn. 

    Các triệu chứng điển hình bệnh mụn rộp sinh dục bao gồm: 

    • Ở nam giới: Bao quy đầu, thân dương vật, xung quanh vùng hậu môn nổi mụn nước, mụn mủ có đầu trắng, tập trung thành từng mảng như chùm nho (đối với những người có quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn). 
    • Ở nữ giới: Các nốt mụn nước xuất hiện chủ yếu tại âm đạo, âm hộ, xung quanh hậu môn và mông.

    4. Mụn cóc hậu môn 

    Mụn cóc ở hậu môn được xác định do virus HPV gây ra. Bệnh có thể gây nổi mụn ở vùng hậu môn, thông thường là các nốt mụn nhỏ, phát triển lớn dần qua thời gian và có thể bao phủ toàn bộ xung quanh vùng lỗ hậu môn. 

    Mụn cóc hậu môn thường không gây đau đớn hay bất kỳ khó chịu nào. Tuy nhiên, khi mụn cóc đã phát triển lớn, rất dễ vỡ gây chảy máu, ngứa ngáy hay rỉ dịch ở hậu môn. Trong trường hợp mụn cóc che phủ toàn bộ lỗ hậu môn, bệnh nhân sẽ cảm giác như một khối u được hình thành tại hậu môn.

    5. Nhiễm trùng hậu môn

    Tương tự như bệnh nhiễm trùng âm đạo do nấm, hậu môn cũng có thể bị nhiễm trùng, gây nên tình trạng hậu môn nổi mụn ngứa ngáy. Bên cạnh đó, một số tác nhân vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn cũng có thể gây phát ban đỏ, ngứa xung quanh hậu môn.

    6. Viêm da tiếp xúc

    Hậu môn nổi mụn và ngứa là bệnh gì có thể do viêm da tiếp xúc gây ra. Bệnh do những tổn thương khi có tiếp xúc vật lý dị nguyên gây nên với những triệu chứng như viêm nhiễm ngứa ngáy ở hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh có thể do dị ứng với xà phòng, sự ma sát với quần lót…gây nên. Một số triệu chứng điển hình như ngứa ngáy xung quanh hậu môn, xuất hiện các nốt mụn nước li ti…

    7. Các khối u hậu môn

    Dù là khối u lành tính hay ác tính đều có thể gây nổi mụn và bị ngứa ở gần hậu môn. Không những vậy, những khối u này còn có thể gây chảy máu hậu môn, mệt mỏi, sút cân, chán ăn…Đối với các khối u lành tính, bệnh nhân có thể điều trị ngoại khoa phẫu thuật, trong khi đó các khối u ác tính cần có phác đồ điều trị riêng biệt. 

    8. Bệnh giun kim

    Hậu môn nổi mụn và ngứa có thể do bệnh nhân bị nhiễm giun kim. Đây là bệnh lý thường gặp, nhiều nhất là ở trẻ em. Giun kim sống ký sinh ở hậu môn, trong quá trình đẻ trứng có thể tiết ra loại chất gây kích thích và ngứa ngứa ở hậu môn. Do vậy, những người bị nhiễm giun kim thường sẽ thấy triệu chứng mụn ngứa gần hậu môn xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. 

    Hậu môn nổi mụn và ngứa là bệnh gì ? 

    Hậu môn nổi mụn và ngứa không phải do bệnh lý 

    Không phải tình trạng hậu môn nổi mụn và ngứa nào cũng do bệnh lý gây nên. Trong một số trường hợp, nổi mụn ngứa ở hậu môn có thể do chính thói quen sinh hoạt, vệ sinh hay yếu tố khách quan gây nên. Do đó, bệnh nhân cần rõ ràng trong cách nhận biết và phân biệt để sớm có hướng thăm khám và điều trị. 

    • Do vệ sinh kém: Ở hậu môn nổi mụn ngứa ngáy có thể do bệnh nhân vệ sinh khu vực hậu môn chưa sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ gây ngứa ngáy. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể gây ngứa ngáy dữ dội, từ đó tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn. 
    • Do chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn, dinh dưỡng không khoa học cũng có thể gây kích thích, nổi mụn và ngứa hậu môn. Đặc biệt, các loại thức ăn như nước ngọt, sôcôla, thức ăn cay nóng, chất kích thích…có thể gây kích ứng hậu môn. Từ đó khiến hậu môn nổi hạt và ngứa ngáy.
    • Mặc đồ lót quá chật: Việc sử dụng đồ lót chất liệu vải tổng hợp, không thấm hút mồ hôi có thể gây bí bách, viêm nhiễm hậu môn. Ngoài ra, việc sử dụng quần lót khi còn ẩm ướt, có mùi hương cũng dễ khiến hậu môn bị kích ứng, nổi mụn ngứa ngáy. 
    • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Bệnh nhân đang điều trị kháng sinh có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công. Biện pháp khắc phục bạn có thể bổ sung thêm sữa chua chứa men vi sinh hàng ngày để giải quyết vấn đề này. 

    Ngoài ra, người bệnh khi hậu môn bị ngứa và nổi mụn có thể do căng thẳng thần kinh, do mang thai hay biến chứng các bệnh tiểu đường, béo phì…gây nên. Do đó, tốt hơn hết người bệnh nên chủ động đi khám để được xác định đúng nguyên nhân, từ đó được bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

    Hậu môn nổi mụn và ngứa không phải do bệnh lý

    Hậu môn bị ngứa và nổi mụn phải làm sao? 

    Việc chủ động thăm khám khi gặp hiện tượng hậu môn nổi mụn và ngứa là vô cùng cần thiết. Nhờ đó, bác sĩ sẽ xác định được đúng nguyên nhân bị ngứa và mọc mụn ở hậu môn là bệnh gì, mức độ ra sao và cách điều trị phù hợp nhất.

    Dựa vào kết quả chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Một số loại thuốc có thể được chỉ định giúp điều trị tình trạng ngứa và nổi mụn hậu môn như sau: 

    • Retinoids đường uống như Soriatane được chỉ định điều trị mụn hậu môn. Ngoài ra, loại thuốc này còn được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh ngoài da như vẩy nến.
    • Benzoyl peroxide dạng kem bôi hay thuốc mỡ bôi ngoài da giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa, nổi mụn. Tuy nhiên, hãy tuân thủ hướng dẫn và trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ hay rủi ro có thể gặp phải khi điều trị ở hậu môn. 
    • Axit salicylic dạng bào chế như thuốc mỡ, kem bôi, miếng lót hậu môn hay xà phòng. Axit salicylic thường được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp mụn cóc, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến…

    Lưu ý: Các loại thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Hãy đi khám để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. 

    Bên cạnh đó, một số phương pháp được bác sĩ khuyến cáo để khắc phục tình trạng bị ngứa ở gần hậu môn và nổi mụn bao gồm: 

    • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, ưu tiên dùng khăn ẩm không mùi và khăn cotton để thấm khô sau khi đi vệ sinh. 
    • Mặc đồ thoải mái, đồ lót chất liệu cotton thay vì vải sợi tổng hợp. 
    • Dùng xà phòng nguyên chất, độ pH trung hòa, không chất tạo mùi. 
    • Luôn giữ hậu môn khô thoáng, sạch sẽ.
    • Không chà sát quá mạnh hậu môn, không gãi khi bị ngứa hậu môn. 

    Hậu môn bị ngứa và nổi mụn phải làm sao? 

    Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng hậu môn nổi mụn và ngứa. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi ngay số máy 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;