Đừng coi thường hiện tượng ỉa ra máu!

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 938 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Ỉa ra máu không phải là tình trạng hiếm gặp ở người. Đó có thể là biểu hiện của chứng bệnh lý đường tiêu hóa như: Xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày, ung thư... Do đó người bệnh không nên chủ quan khi thấy hiện tượng này thường xuyên xuất hiện. 

    Hiện tượng ỉa ra máu

    Đi ỉa ra máu là tình trạng trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi, máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng máu sẽ khác nhau.

    Ỉa ra máu

    Ỉa ra máu

    Đi ỉa ra máu ở  trẻ hay ở người lớn có thể do táo bón và tự khỏi. Trường hợp này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng đi ngoài ra máu có chất nhày hay đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn cùng kèm theo một số biểu hiện khác rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá. 

    Nguyên nhân gây đi ỉa ra máu

    Có nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra máu màu hồng, có thể là do tình trạng táo bón hoặc cũng có thể đến từ một số bệnh lý khác như là: 

    • Bệnh trĩ

    Bệnh trĩ có thể là nguyên nhân gây ra tình chảy máu khi đi ỉa. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.

    Người dễ mắc bệnh trĩ có thể là do đến từ thói quen: rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy mãn tính, béo phì, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai...

    Bệnh trĩ

    Bệnh trĩ

    Cải thiện căn bệnh này ngoài việc đến thăm khám và nghe tư vấn điều trị từ bác sĩ bệnh nhân nên chủ động ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ.

    • Viêm túi thừa

    Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả, thiếu thực phẩm chứa chất xơ.  Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục.

    • Nứt kẽ hậu môn

    Đi ỉa ra máu cũng có thể xuất phát khi các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu.

    Nứt kẽ hậu môn

    • Viêm đại tràng trực tràng

    Viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây viêm trực tràng và viêm đại tràng gồm:

    • Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng
    • Bị hội chứng ruột kích thích
    • Bệnh Crohn
    • Ảnh hưởng của điều trị xạ trị, hóa trị
    • Ảnh hưởng của quan hệ tình dục qua đường hậu môn
    • Táo bón
    • Uống nhiều rượu bia

    Viêm đại tràng là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng khó lường, cho nên không được chủ quan nếu đi ỉa ra máu do viêm đại tràng

    • Rò ống tiêu hóa

    Các lỗ rò có thể xuất hiện giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng, được gọi là rò ống tiêu hóa. Điều này khiến dịch tiêu hóa bị rò, rỉ mủ hoặc rò máu khiến phân có lẫn máu.

    • Viêm dạ dày ruột

    Viêm dạ dày, ruột có thể khiến lẫn máu trong phân và các chất nhầy. Viêm dạ dày, ruột thường do nhiễm khuẩn. 

    • Sa trực tràng

    Sa trực tràng thường gặp phải ở người cao tuổi, bệnh lý này gây ra hiện tượng đại tiện ra máu đau bụng dưới. 

    • Lây bệnh qua đường tình dục

    Nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng tăng cao khi quan hệ tình dục bằng hậu môn, và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại đây và gây chảy máu khi đi ngoài. 

    • Polyp hậu môn

    Do sự tăng sinh quá mức của polyp khiến niêm mạc ruột kết, hình thành những khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Khi polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu.

    Polyp hậu môn

    Polyp hậu môn

    • Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

    Trong nhiều trường hợp ỉa ra máu chính là biểu hiện của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng và gây viêm hoặc kích ứng dẫn đến chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển.

    Bệnh nhân ung thư đại trực tràng còn có các biểu hiện khác như: Đi ngoài ra máu vón cục, táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, phân dẹt, lỏng, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, giảm cân đột ngột, người mệt mỏi

    • Xuất huyết tiêu hóa

    Xuất huyết tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu.

    Không chỉ người lớn, ỉa ra máu cũng xuất hiện ở trẻ với  những triệu chứng như là trong phân có lẫn máu, máu có thể đỏ thẫm hoặc thâm đen. Hiện tượng ỉa ra máu ở trẻ sẽ đến từ những nguyên nhân như là: do táo bón, do bệnh lồng ruột, lồng ruột, viêm đường ruột, nứt hậu môn, do tiêu chảy viêm nhiễm.

    Ở các trẻ đang bú mẹ, đi ngoài ra máu có thể do một số nguyên nhân sau: 

    Trẻ bị táo bón do thực đơn ăn dặm thiếu chất xơ.Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, lồng ruột cấp tính. Trẻ không hợp với một số loại sữa nào đó, khi đó trẻ dễ bị viêm đại tràng gây chảy máu.Trẻ bị viêm loét túi thừa. 

    Khi nào cần gặp bác sĩ nếu đi ỉa ra máu ?

    Nếu như tình trang đi ỉa ra máu có thể là biểu hiện thông thường của táo bón và tự khỏi mà không cần điều trị, thì người bệnh không cần phải lo lắng. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài với lượng máu nhiều, hoặc gây đau đớn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị.

    Cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

    • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
    • Ị ra máu đẫm ở trẻ nhỏ 
    • Người mệt mỏi
    • Sức khỏe suy giảm
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Đau bụng, sưng bụng
    • Sốt cao
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Cục khối nổi lên trong bụng
    • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
    • Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.

    Nếu người bệnh nhận thấy tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 tuần cùng với những dấu hiệu triệu chứng như trên cần đến phòng khám chuyên khoa uy tín ngay để được thăm khám, và điều trị kịp thời. 

    Gợi ý: Ỉa ra máu nên ăn gì?

    Tuy rằng tình trạng đi ngoài ra máu chưa gây nguy hiểm đến tính mạng ngay vậy nhưng người bệnh sau khi đến thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ cũng nên chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để khắc phục tình trạng này.  

    Ỉa ra máu nên ăn gì? Là điều mà nhiều người khi mắc phải tình trạng này quan tâm. Người mắc chứng trong phân lẫn máu nên chú ý sử dụng những thực phẩm sau để giảm thiểu tình trạng này:

    • Thực phẩm có nhiều chất xơ 

    Chất xơ có trong rau củ giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón giảm thiểu cảm giác khó tiêu, dạ dày hoạt động tốt hơn. Người bị bệnh trĩ hoặc viêm đại tràng rất thích hợp khi sử dụng các loại thực phẩm này. 

    Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau khoai lang, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau sam, rau má…củ cải, bơ, cà rốt, thanh long, bưởi…vừng đen, hạt đậu đen…

    Thực phẩm có nhiều chất xơ 

    Thực phẩm có nhiều chất xơ

    Người bệnh chỉ nên ăn vừa đủ để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

    • Thực phẩm giàu magie

    Theo như nhiều nghiên cứu cho rằng những thực phẩm chứa magie là sự lựa chọn hoàn hảo cho người gặp vấn đề đường ruột, đi cầu ra máu. Bởi, magie có tác dụng chuyển hóa những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa trơn tru hơn.

    Một số thực phẩm chứa hàm lượng magie cao như:Rau xanh: rau bina, súp lơ xanh, rau dền, bí đỏ…ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân.

    • Thực phẩm chứa probiotics

    Những thực phẩm giàu probiotics như kim chi, cà muối, dưa muối, sữa chua… tốt cho vấn đề đường tiêu hóa. Chính vì vậy, cần bổ sung men vi sinh bào tử lợi khuẩn để tái tạo lại hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, với người bị bệnh đại tràng hay dạ dày, bệnh trĩ lại không nên ăn kim chi hay cà muối. 

    • Thực phẩm giàu vitamin C 

    Vitamin C là chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đồng thời chúng còn giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường đề kháng và rất hữu ích cho người bị đi cầu ra máu.

    Người bị triệu chứng này nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, Chanh, Quýt, Lê, Mận, Bưởi…

    Thực phẩm giàu vitamin C 

    Thực phẩm giàu vitamin C

    Người có tiền sử đau dạ dày, viêm loét đại tràng thì không nên ăn những quả này quá nhiều. Vì lượng axit có trong cam, chanh có thể khiến các vết loét thêm đau. Nên ăn trái cây khi no bụng không ăn khi đói

    Đi ngoài ra máu kiêng ăn gì?

    Bên cạnh những thực phẩm tốt để khắc phục hội chứng đi cầu lẫn máu, thì việc hạn chế kiêng ăn thực phẩm khi bị tình trạng này cũng cần được lưu ý để bệnh nhanh chóng phục hồi. Những thực phẩm kiêng ăn khi đi ngoài ra máu đó là

    • Hạn chế sử dụng: sữa, bơ, pho mát sẽ khiến người bệnh khó tiêu. 
    • Đi ngoài ra máu kiêng ăn gì ? Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh.
    • Các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.
    • Tránh ăn socola khi bị táo bón.
    • Các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt dê, thịt bò vì chúng chứa nhiều protein gây khó tiêu.
    • Chuối tiêu xanh, đu đủ xanh… khiến phân trở nên khô cứng vì chứa nhiều pectin hút nước trong ruột. 

    Trên đây là những thông tin về đi ỉa ra máu mà phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn đọc nắm được giải pháp tốt nhất nếu không may mắc phải triệu chứng này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn khám bệnh vui lòng gọi theo số 0243.9656.999 để nghe tư vấn từ chuyên gia hoặc đến trực tiếp phòng khám theo địa chỉ số 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được thăm khám và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. 

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;