Nấm candida miệng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 988 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Nấm candida miệng là một dạng nhiễm trùng có biểu hiện đặc trưng là xuất hiện những tổn thương màu trắng tại khoang miệng. Mặc dù xuất hiện phổ biến nhưng những thông tin liên quan đến bệnh không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh nấm candida ở miệng, nếu bạn quan tâm thì đừng bỏ qua nhé!

    Nấm candida miệng là bệnh gì ?

    Nấm candida miệng là tình trạng viêm nhiễm do vi nấm men có tên khoa học là candida albicans sinh sôi ở niêm mạc miệng họng. Bình thường, luôn có một lượng nhỏ nấm candida tồn tại ở trong miệng và gần như không gây hại. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến chúng phát triển quá mức và gây nên hiện tượng nhiễm trùng.

    Theo thống kê, bệnh nấm miệng có xu hướng khởi phát nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người già. Thanh thiếu niên và người trưởng thành có hệ miễn dịch tốt rất ít khi mắc phải căn bệnh nhiễm trùng này.

    Nấm candida miệng là bệnh gì ?

    Lý do khiến bệnh nấm candida miệng khởi phát 

    Bệnh nấm candida miệng hình thành triệu chứng xuất phát từ tình trạng nấm candida ở trong miệng phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây ra nhiễm trùng.

    Những yếu tố khiến cho số lượng nấm candida tăng sinh bất thường phải kể đến bao gồm:

    Hệ miễn dịch suy giảm :

    Hệ miễn dịch kém sẽ khiến cho các vi nấm phát triển vượt trội hơn so với các lợi khuẩn trong cơ thể. Và đây chính là lý do khiến cho bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh và người già. Bên cạnh đó, người đang điều trị ung thư hay mắc HIV/AIDS cũng có nguy cơ cao bị nấm candida ở khoang miệng.

    Đang sử dụng thuốc kháng sinh :

    Một số loại thuốc như prednisone, corticosteroid dạng hít,... có thể làm mất cân bằng các vi khuẩn trong cơ thể. Và điều này cũng khiến bạn dễ bị bệnh nấm miệng hơn bình thường.

    Bệnh tiểu đường :

    Việc cơ thể không kiểm soát tốt đường huyết cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mất kiểm soát.

    Vấn đề tại răng miệng :

    Vệ sinh răng miệng kém, đeo răng giả hay bị khô miệng cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng.

    Tiếp xúc thân mật với người bệnh :

    Hôn, quan hệ tình dục bằng đường miệng với người đang mắc bệnh truyền nhiễm (viêm nhiễm đường sinh dục, lậu, giang mai,...) thì khả năng lây nhiễm bệnh và có triệu chứng nấm miệng hoàn toàn có thể xảy ra.

    Ngoài ra, dùng chung bàn chải, đũa, thìa với người đang bị nấm bệnh cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng nấm candida ở miệng.

    Phụ nữ đang mang thai :

    Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ sẽ có mức cao hơn bình thường. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở thai phụ.

    Lý do khiến bệnh nấm candida miệng khởi phát 

    Những triệu chứng gặp phải khi bị nấm candida miệng

    Khi mới khởi phát, bệnh nấm candida miệng có thể chưa gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, đến khi bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số triệu chứng điển hình như sau:

    • Hình ảnh nấm candida ở miệng xuất hiện vết sưng kèm theo những mảng trắng kem tại một số vị trí như lưỡi, má trong, nướu, cuống họng, amidan,...
    • Vết sưng có thể bị chảy máu khi có tác động
    • Miệng đau nhức, khô nứt nẻ.
    • Khi ăn uống cảm thấy khó nuốt, vị giác kém.

    Nếu nhà có trẻ sơ sinh bị bệnh nấm miệng, bạn có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau:

    • Trẻ hay khó chịu, cáu gắt và thậm chí nhanh quấy khóc.
    • Bé bị khó ăn, dễ bị đau khi ăn uống.
    • Nếu đang trong thời gian cho bú, mẹ bỉm có thể thấy hiện tượng bong tróc da khu vực quanh núm vú.

    Những triệu chứng gặp phải khi bị nấm candida miệng

    Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nấm candida miệng

    Nấm candida miệng có thể chẩn đoán thông qua việc kiểm tra trực tiếp và quan sát các triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh cần phải tiến hành sinh thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn hoặc tiên lượng ung thư (nếu có). Bác sĩ sẽ lấy một tế bào hoặc mô tại khu vực xuất hiện triệu chứng và kiểm tra sự tồn tại của nấm candida.

    Bên cạnh đó, nếu nấm miệng xuất hiện triệu chứng ở thực quản thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi họng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ đồng thời lấy một mẫu mô nhỏ tại vùng bị ảnh hưởng để kiểm tra.

    Với tình trạng nhiễm nấm candida trong miệng thì dùng thuốc tây y đặc trị là biện pháp điều trị phổ biến. Mục đích của việc điều trị này nhằm kiểm soát sự phát triển và ngăn chặn lây lan của nấm. Triệu chứng có thể được đẩy lùi nhanh chóng khi bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh và thể trạng tốt.

    Một số loại thuốc thường được dùng để chỉ định điều trị nấm candida miệng kể đến bao gồm:

    • Fluconazole (Diflucan): Là một loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm azole có công dụng ngăn chặn sự phát triển của một số loại nấm gây viêm nhiễm, trong đó có nấm candida albicans. Loại thuốc này có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy theo chỉ định của bác sĩ.
    • Mycelex troche: Đây cũng là loại thuốc chuyên kháng nấm thường được chỉ định với người bị nấm miệng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên ngậm, tuyệt đối không nhai hoặc nuốt mà gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
    • Itraconazole: Loại thuốc này thường được chỉ định với những đối tượng nhiễm trùng nấm bị kháng Fluconazole và Mycelex Troche. Ngoài ra, bệnh nhân HIV khi bị nấm candida miệng cũng sẽ được điều trị bằng Itraconazole.
    • Amphotericin B: Được bác sĩ chỉ định riêng trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

    Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nấm candida miệng

    Lưu ý: Điều trị bằng kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nên tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng. Cần dùng đúng loại, đúng liều theo liệu trình bác sĩ đã chỉ định. Tránh tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu như chưa có yêu cầu từ bác sĩ ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm hay trầm trọng thêm.

    Xem thêm : [ Review ] 10+ viên đặt trị nấm Candida hiệu quả nhiều chị em sử dụng

    Biện pháp chăm sóc tại nhà phòng ngừa nấm candida miệng

    Nấm candida miệng không hẳn là bệnh lý nguy hiểm khó điều trị và phòng ngừa. Chỉ cần bạn nghiêm túc thực hiện những điều sau, đảm bảo sẽ hỗ trợ khắc phục bệnh nhanh chóng cũng như đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

    • Chú ý chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày là tối trước khi đi ngủ và sáng khi vừa ngủ dậy. Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa, tăm nước nha khoa để làm sạch thức ăn trong từng kẽ răng.
    • Nên dùng bàn chải mềm để hạn chế gây tổn thương lợi trong quá trình sử dụng. Đồng thời, bạn cần có thói quen thay bàn chải 6 tháng/lần vì lúc đó vi khuẩn đã tích tụ rất nhiều.
    • Tránh dùng thuốc xịt miệng hay nước súc miệng khi chưa có chỉ định của bác sĩ do những sản phẩm này có thể gây khô miệng và tạo điều kiện cho nấm miệng hoạt động. Thay vào đó bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý.
    • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy cố gắng kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể luôn được ổn định.
    • Thường xuyên thăm khám nha sĩ nếu bạn đang có vấn đề về răng miệng hay đang dùng răng giả.
    • Vệ sinh răng giả đúng cách, không nên đeo lúc đi ngủ nhằm hạn chế nguy cơ khuẩn bệnh có cơ hội phát triển lúc đó.
    • Bổ sung sữa chua không đường mỗi ngày hỗ trợ tăng cường lợi khuẩn, nâng cao đề kháng cho cơ thể phòng tránh bị nấm miệng hoành hành.

    Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh nấm candida miệng hy vọng hữu ích với bạn. Nấm miệng mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần bảo vệ sức khỏe an toàn bằng cách đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng. Liên hệ với các chuyên gia tư vấn qua số điện thoại 0243 9656 999 nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe nhưng chưa có thời gian đi khám.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;