Nấm Candida ở nữ giới : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 677 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Nấm Candida ở nữ giới là tình trạng nhiều chị em thuộc độ tuổi sinh sản gặp phải. Theo thống kê, khoảng 75% nữ giới nhiễm nấm Candida ít nhất một lần trong đời. Nấm Candida gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở vùng kín nữ giới, cụ thể là ngứa âm đạo. Vì vậy, nắm rõ cách điều trị nấm Candida là điều cực kỳ quan trọng. 

    Nhận biết dấu hiệu bị nấm vùng kín ở nữ giới

    Nấm Candida ở nữ giới là tình trạng nấm phát triển quá mức tại niêm mạc âm đạo. Nấm Candida có thể gặp ở bất kỳ người phụ nữ nào, đặc biệt nhóm bệnh nhân nhiễm nấm phổ biến là: Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú, người phụ nữ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, người phụ nữ bị suy giảm hệ miễn dịch. 

    Nấm Candida khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu, các triệu chứng điển hình:

    • Âm đạo ngứa ngáy, người bệnh gãy liên tục dẫn tới xước âm hộ
    • Âm hộ và âm đạo sưng nóng, đỏ
    • Tiết dịch nhiều, ẩm ướt vùng kín, khí hư màu trắng, đặc như phô mai
    • Quan hệ tình dục và tiểu tiện đau rát

    Khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm Candida âm đạo, chị em cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản phụ. Bác sĩ tiến hành soi tươi sẽ xác định chính xác bạn có bị nấm Candida không.

    Nhận biết dấu hiệu bị nấm vùng kín ở nữ giới

    Nguyên nhân gây nấm Candida âm đạo

    Theo bác sĩ Giao Thị Kim Vân thuộc CKI Sản phụ khoa chia sẻ, rất nhiều chị em chưa biết, nấm Candida ở nữ giới luôn tồn tại ở nhiều vị trí như da, miệng, lưỡi, dạ dày, âm đạo. 

    Đối với âm đạo, khi ở trạng thái cân bằng, nấm Candida “chung sống hòa bình” với lợi khuẩn và vi khuẩn, không gây viêm. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida phát triển và lây lan mạnh mẽ, khiến môi trường âm đạo mất cân bằng dẫn tới viêm nhiễm. 

    Dưới đây là một số yếu tố khiến nấm Candida âm đạo phát triển mạnh:

    • Rối loạn hormone: Hormone thay đổi bất thường sẽ tác động tới niêm mạc âm đạo, tạo cơ hội cho nấm phát triển. Yếu tố này thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ uống thuốc tránh thai, phụ nữ tuổi mãn kinh,... 
    • Hệ miễn dịch suy giảm: Người phụ nữ có hệ miễn dịch suy giảm sẽ không thể kiểm soát được sự phát triển của nấm men, hại khuẩn ở âm đạo. 
    • Lạm dụng kháng sinh thời gian dài: Cụ thể là kháng sinh phổ rộng khiến lợi khuẩn trong âm đạo bị tiêu diệt. Hại khuẩn có cơ hội phát triển lây lan gây nấm Candida ở nữ giới. 
    • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường: Căn bệnh này khiến lượng đường ở màng nhầy âm đạo tăng lên. Trong khi đường là “thức ăn yêu thích” của nấm Candida. Đây là yếu tố khiến nấm sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
    • Quan hệ tình dục không an toàn: Người phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm Candida khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn với quý ông đã nhiễm nấm trước đó.
    • Vệ sinh âm đạo sai cách: Thụt rửa sâu âm đạo, sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ sát trùng cao, không vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, thường xuyên mặc quần lót ẩm ướt,... tăng nguy cơ nấm Candida phát triển.

    Nguyên nhân gây nấm Candida âm đạo

    Nấm Candida âm đạo có nguy hiểm không?

    Cũng theo bác sĩ sản phụ khoa Kim Vân, nấm Candida ở nữ giới khả năng tái phát rất cao, nguyên nhân do bào tử nấm có sức sống dai dẳng. Chỉ cần gặp thời điểm thích hợp là những yếu tố kể trên thì nấm sẽ bùng phát mạnh mẽ gây viêm nhiễm âm đạo.

    Nấm Candida âm đạo không đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng tiêu cực tâm lý, tinh thần, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Cụ thể:  

    • Ảnh hưởng chất lượng tình dục: Triệu chứng nấm Candida khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng “chuyện yêu”, e ngại “gần gũi” chồng, thậm chí lãnh cảm, không còn hứng thú tình dục.
    • Tác động tiêu cực tâm lý: Khi nhiễm nấm Candida, người phụ nữ dễ cáu gắt, tức giận vì triệu chứng khó chịu của bệnh, thậm chí trầm cảm.
    • Đe dọa thiên chức làm mẹ: Nấm Candida kéo dài, tái phát nhiều lần không được chữa khỏi dứt điểm, nguy cơ viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng,... dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.
    • Nguy hiểm cho mẹ bầu: Người phụ nữ mang thai nhiễm nấm Candida làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Nếu sinh thường qua đường âm đạo, trẻ có thể bị nhiễm bào tử nấm, nấm mắt, hô hấp cấp,...

    Nấm Candida âm đạo có nguy hiểm không?

    Nấm Candida có tự khỏi không?

    Rất nhiều chị em băn khoăn nấm Candida ở nữ giới có tự khỏi không? Như đã nói, bào tử nấm Candida có sức sống dai dẳng. Vì vậy chúng không thể tự biến mất, thậm chí tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh chóng. Tốt nhất, bệnh nhân nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận phương pháp hỗ trợ thích hợp.

    1. Cách điều trị nấm Candida tại nhà bằng mẹo dân gian

    Rất nhiều chị em khi nghi ngờ bản thân nhiễm nấm Candida đã áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Ưu điểm của mẹo dân gian là lành tính, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, cách thực hiện đơn giản.

    • Lá trầu không: Rửa sạch 1 năm lá trầu không, đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đổ ra chậu để xông hơi vùng kín, khi nước lá trầu không nguội thì ngâm rửa âm đạo, áp dụng 2 – 3 lần/tuần. 
    • Lá chè xanh: Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh, đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đổ ra chậu để xông hơi vùng kín, khi nước lá chè xanh nguội thì ngâm rửa âm đạo, áp dụng 2 – 3 lần/tuần. 
    • Lá ổi: Rửa sạch 1 nắm lá ổi, đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đổ ra chậu để xông hơi vùng kín, khi nước lá ổi nguội thì ngâm rửa âm đạo, áp dụng 2 – 3 lần/tuần. 

    Khuyến cáo: Thông thường, đối với bài thuốc dân gian, cách thực hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, khi ngâm rửa âm đạo, chị em không thụt rửa sâu bên trong. Ngoài ra, phương pháp dân gian chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng khi bệnh ở mức độ nặng. Nếu triệu chứng nấm Candida mức độ nặng, tái phát nhiều lần thì chị em nên lựa chọn phương pháp khác hiệu quả hơn.

    2. Cách chữa nấm Candida ở vùng kín bằng thuốc tây y

    Đối với nấm Candida ở nữ giới, một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn là áp dụng bài thuốc tây y, có thể là thuốc đường uống, thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi rửa,... 

    Khuyến cáo: Dù áp dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân nên đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bán trên mạng, thuốc không rõ nguồn gốc vì nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng rất cao. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng thuốc tây y cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Hầu hết thuốc tây y thường đi kèm tác dụng phụ, người bệnh không tự ý thay đổi liều lượng thuốc. 

    3. Cách trị nấm Candida dứt điểm bằng ngoại khoa

    Đối với nấm Candida ở nữ giới, nếu chị em áp dụng các bài thuốc dân gian, bài thuốc tây y không có kết quả thì hãy thay đổi phương pháp khác. Hiện nay, đối với tình trạng nấm Candida, có một phương pháp chữa hiệu quả, an toàn là thủ thuật ngoại khoa: Đông – tây y kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học.

    Phương pháp này được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, một địa chỉ y tế sản phụ khoa chất lượng tọa lạc tại số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội áp dụng thành công cho hàng nghìn bệnh nhân.

    Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội như: 

    • Ức chế sự phát triển của mầm bệnh gây viêm nấm âm đạo, cụ thể là nấm Candida, không để nấm sinh sôi quá mức
    • Thuốc đông y và tây y kết hợp giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thải độc tố trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng
    • Công nghệ ánh sáng sinh học đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
    • Công nghệ ánh sáng sinh học điều trị toàn diện từ trong ra ngoài, hạn chế nguy cơ tái phát

    Ngoài ra, để phòng ngừa nấm Candida bùng phát lại, bác sĩ của Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn khuyến cáo bệnh nhân cách chăm sóc tại nhà:

    • Tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo, chỉ rửa bên ngoài, sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín dịu nhẹ
    • Thay quần lót hàng ngày, giặt sạch sẽ, phơi nơi có nắng
    • Những ngày “đèn đỏ”, thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần giúp hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập
    • Thời gian điều trị nấm Candida, nên kiêng quan hệ tình dục và điều trị cả bạn tình. Nếu không khả năng người phụ nữ tái nhiễm nấm Candida rất cao.

    Cách trị nấm Candida dứt điểm bằng ngoại khoa

    Xem thêm : [ Tổng hợp ] Hình ảnh nấm Candida soi tươi chi tiết theo từng giai đoạn

     Có thể nói, nấm Candida ở nữ giới không khó điều trị nhưng nếu không áp dụng đúng phương pháp, khả năng tái phát rất cao. Vì vậy, chị em nên tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ chuyên khoa sản phụ. Mọi điều thắc mắc liên quan tới nấm Candida, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;