[ Giải Đáp ] Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 903 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến, do lúc này cơ thể các bạn gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện hoàn toàn. Thường thì ở giai đoạn dậy thì mà bị rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên mọi người hãy xem bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho mình nhé!

    Khái quát về tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì 

    Có lẽ nhiều bạn gái đã từng bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, vì đây là tuổi đang phát triển nên những trục trặc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với việc chưa có kinh nghiệm, đa số các bạn gái đều sẽ cảm thấy lúng túng và lo sợ trước tình trạng này.

    Kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Thời gian này sẽ có sự xê dịch chút ít tùy vào sự phát triển cơ thể của mồi người.

    Tuy nhiên, nếu như kinh nguyệt không có hoặc bắt đầu muộn sau 17 tuổi - đây có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa nào đó hoặc rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

    Khi ở tuổi dậy thì, buồng trứng của các bạn gái chưa phát triển đầy đủ để thực hiện chức năng của nó. Vì vậy, tình trạng kinh nguyệt không đều đặn xuất phát từ việc cơ thể có liên tục nhiều sự biến đổi.

    Ngoài ra, đây là thời điểm nhạy cảm khi các bạn gái bắt đầu thay đổi tâm sinh lý, vì thế mà rối loạn kinh nguyệt còn do một số yếu tố khác tác động đến như: Thay đổi nội tiết tố, thức khuya, chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng vì công việc học tập,...

    Khái quát về tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì 

    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

    Nếu các bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện vào đúng ngày cụ thể hoặc không thể tính được ngày rụng trứng chính xác với những biểu hiện phổ biến dễ nhận thấy như:

    • Đau bụng khi có kinh nguyệt dữ dội kèm theo những triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn khan hoặc thậm chí là ngất xỉu.
    • Lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc lại rất ít khó kiểm soát.
    • Kinh nguyệt khi xuất hiện lần đầu tiên thường kéo dài khoảng vài ngày và có lượng máu chảy ra rất ít, đôi khi chỉ thấy những vệt máu màu nâu đỏ. Khi có lần kinh nguyệt thứ hai sẽ cách lần đầu tiên khá lâu, khoảng 35 – 40 ngày, có khi lên đến 2 tháng.
    • Trường hợp đang mắc bệnh phụ khoa thì máu kinh xuất hiện sẽ có màu sắc bất thường, vón thành cục máu đông hoặc có màu đen sẫm nguy hiểm,…

    Khi xác định tình trạng dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt, cần phải đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường này là gì? Nếu không phải do đang mắc bệnh phụ khoa thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy là điều vô cùng bình thường!

    Dù sao, tình trạng rối loạn chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của các bạn gái chứ không gây nguy hiểm nào cho tính mạng. 

    Tuy nhiên, không thể coi thường tình trạng này vì nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang, mệt mỏi,… làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt và học tập của các bạn nữ. 

    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

    Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy do những yếu tố nào?

    Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì mà chị em cần chú ý để nhận biết rõ ràng. Nắm rõ được nguyên nhân cũng giúp cho việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn:

    Chưa có thói quen ăn uống lành mạnh

    Dậy thì là giai đoạn cơ thể của nữ giới phát triển mạnh mẽ nhất. Do đó, nếu như trong chế độ ăn uống có những thói quen ăn uống không tốt như chán ăn, ăn rất ít,… thì sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể hoạt động và dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể,… 

    Chính điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Ngoài ra, nếu như ăn uống không điều độ gây ra béo phì, thừa cân cũng sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới.

    Cơ thể chưa có nội tiết tố ổn định

    Ở trong độ tuổi dậy thì từ 12 đến 15 tuổi, cơ thể của các bạn gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi liên tục, gây ra sự thiếu ổn định.

    Cơ quan sinh dục, đặc biệt là là buồng trứng của các bạn gái trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển toàn diện nên rất khó điều tiết hormone như bình thường. Do đó, trứng không rụng hoặc không được phóng noãn sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái bị rối loạn.

    Đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý

    Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm có thay đổi nhiều về mặt tâm sinh lý. Ngoài ra, lúc này cũng là thời điểm các bạn gái phải chịu rất nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử và phải chứng kiến nhiều sự thay đổi của bản thân mà khó kiểm soát,…

    Chính sự không ổn định này sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Thậm chí, chu kỳ kinh nguyệt đối với nữ giới trong giai đoạn này cũng rất khó để làm quen, điều này cũng làm ảnh hưởng tới sự ổn định của chu kỳ gây ra rối loạn.

    Đối với những bạn nữ cảm thấy bất an và lo lắng khi mình có kinh nguyệt. Đừng lo, chỉ cần trong vài năm cho tới khoảng 16 tuổi, các bạn gái sẽ quen dần với việc chảy máu kinh hàng tháng, lúc này có khi sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng khi kinh nguyệt không đều chứ không còn sợ đối mặt với nó nữa.

    Đang mắc các bệnh phụ khoa

    Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cũng có thể là cảnh báo sớm cho các bạn gái đang mắc phải một số căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo. Căn bệnh này mà không được điều trị sẽ gây ra hiện tượng rong kinh, bế kinh, chậm kinh,… ở tuổi mới lớn.

    Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy do những yếu tố nào?

    Cần làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì? 

    Nếu không may các bạn gái phát hiện ra mình bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, tốt nhất nên bình tĩnh hoặc có thể báo cho phụ huynh của mình nếu các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng.

    Khi đến tuổi dậy thì, cần phải trải qua mất 2 – 3 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu đi vào “quỹ đạo”.

    Tuy nhiên, nếu qua thời gian này mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều thì phụ huynh cần đưa con em tới ngay bệnh viện uy tín để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là khi mà có nghi ngờ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

    Thêm vào đó, một số dấu hiệu nghiêm trọng khác mà các bạn gái cần chú ý ở cơ thể của mình như: Không có kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên, tiểu rát, đau thắt dữ dội ở bụng dưới, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau âm đạo… thì cần đi khám ngay để tránh xảy ra nguy hiểm!

    Ngoài ra, nếu như không có kinh nguyệt đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ an toàn, các bạn gái nên kiểm tra xem mình có thai hay không để có phương án xử lý kịp thời!

    Hy vọng với những thông tin về tình trạng nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có trong bài viết đã giúp cho mọi người có được cái nhìn chính xác nhất để biết được bản thân cần làm gì? Nếu như chị em muốn đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, hãy liên hệ theo hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ nhanh chóng!

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;