[ Giải Đáp ] Phá thai ngoài tử cung có tội không và những lưu ý bạn cần biết

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 460 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Phá thai ngoài tử cung có tội không là thắc mắc của các chị em không may bị mang thai ngoài tử cung. Đây là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm nhất trong thai kỳ vì nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ và cách xử lý duy nhất là phá thai ngoài tử cung. Vậy mang thai ngoài tử cung phá có tội không, thai ngoài tử cung phải làm sao? sẽ được các chuyên gia tư vấn giải đáp dưới đây.

    Mang thai ngoài tử cung là gì ?

    Trước khi tìm hiểu phá thai ngoài tử cung có tội không, bạn cần hiểu được mang thai ngoài tử cung là như thế nào. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại làm tổ tại các vị trí bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng…trong đó thường gặp nhất là mang thai ở vòi trứng.

    Trong quá trình thụ tinh, trong hàng triệu tinh trùng thâm nhập vào trong thì chỉ có một khỏe nhất, nhanh nhất mới có thể gặp trứng để tạo thành hợp tử. Khi hợp tụ nhân đôi, di chuyển thông qua ống dẫn trứng về buồng tử cung làm tổ. 

    Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà quá trình trứng đã thụ tinh di chuyển về buồng tử cung bị cản trở, trứng sẽ phải làm tổ ngay tại vị trí tắc nghẽn và thường là vòi trứng. Khảo sát cho thấy cứ 1000 phụ nữ thụ thai thì có khoảng 19 người bị mang thai ngoài tử cung.

    Mang thai ngoài tử cung là gì ?

    Phá thai ngoài tử cung có tội không ?

    Mang thai ngoài tử cung là tình trạng không một ai mong muốn vì không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe sinh sản và sức khỏe chung của nữ giới. Với những chị em bị viêm tắc ống dẫn trứng, dị tật ống dẫn trứng, viêm nhiễm vùng chậu...thì nguy cơ gặp phải rất cao. Vậy phá thai ngoài tử cung có tội không?

    Có thai ngoài tử cung có giữ được không ? 

    Hầu như tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung, thai phụ cần chấp nhận một sự thật là thai sẽ không thể sống qua 3 tháng đầu tiên. Việc mang thai ngoài tử cung hoàn toàn không giữ được, vì nếu để thai càng lớn thì càng nguy hiểm cho tính mạng thai phụ: 

    • Thi phát triển bên ngoài tử cung như vòi trứng, ổ bụng hay buồng trứng…đến mức độ nhất sẽ tự vỡ.
    • Khi thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ làm vỡ cả hệ thống mạch máu ở khu vực thai làm tổ dẫn đến tình trạng chảy máu mất kiểm soát trong ổ bụng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cơ thể mất máu quá nhiều đột ngột có thể dẫn đến tử vong. 
    • Thai ngoài tử cung bị vỡ cũng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tại vị trí thai làm tổ. Rất nhiều trường hợp thai làm tổ ở vòi tử cung, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần vòi tử cung để tránh gây nguy hiểm tính mạng thai phụ. Việc cắt bỏ này sẽ làm giảm trực tiếp khả năng thụ thai về sau của chị em.

    Phá thai ngoài tử cung có tội không ?

    Bỏ thai ngoài tử cung có tội không ? 

    Về thắc mắc phá thai ngoài tử cung có tội không, các bác sĩ cho biết, với trường hợp có thai ngoài tử cung nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ nên việc đình chỉ thai là cần thiết. Đồng nghĩa rằng, việc phá thai ngoài tử cung không có tội và cần được thông cảm chia sẻ. 

    Trên thực tế, mang thai ngoài tử cung là một dạng bệnh lý sản khoa và cần được điều trị. Do đó, khi thai phụ đến cơ sở y tế để xử lý thai ngoài tử cung không nên gọi là phá thai mà nên gọi là điều trị thai ngoài tử cung. 

    Đa số thai phụ sẽ cảm thấy tội lỗi sau khi sảy thai, phá thai dù là bất kỳ hình thức nào. Họ thường chia sẻ với bác sĩ, họ cảm thấy như thể họ vẫn có thể làm điều gì đó để ngăn chặn việc sảy thai xảy ra. Tuy nhiên, các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết, thai phụ hoàn toàn không làm gì sai khi bị thai ngoài tử cung và bất kỳ ai cũng không thể làm gì có thể giúp phôi thai đó vào được tử cung phát triển bình thường. 

    Việc phá thai ngoài tử cung là bất đắc dĩ và bắt buộc, vì nếu để thai càng phát triển lớn sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ ra, chảy máu ổ bụng đe dọa đến tính mạng. Vậy làm sao để nhận biết được tình trạng thai ngoài tử cung? 

    Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung cũng tương tự triệu chứng mang thai bình thường bao gồm chậm kinh, buồn nôn, căng tức ngực, đau bụng, ra máu âm đạo…

    • Đau bụng dưới: Mang thai ngoài tử cung thường gây những cơn đau bụng dữ dội vô cùng khó chịu, kèm theo chảy máu nâu đen.
    • Ra máu âm đạo: Nếu do mang thai ngoài tử cung, máu không ra nhiều và không đông lại, kiểu như chảy máu. 
    • Đau thắt lưng: Nếu có thai ngoài tử cung, cơn đau lưng xảy ra mạnh mẽ ở vùng lưng dưới. 
    • Nồng độ HCG giảm dần: Thông thường hàm lượng HCG sẽ tăng theo tuổi thai nhưng khi lượng HCG tăng chậm hoặc giữ nguyên một mốc khiến chị em thử que không ra 2 vạch cũng có thể là dấu hiệu có thai ngoài tử cung.

    Bỏ thai ngoài tử cung có tội không ? 

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Bị ra máu đen sau khi phá thai có nguy hiểm không và 5 lưu ý bạn cần biết

    Bị thai ngoài tử cung phải làm sao? 

    Phá thai ngoài tử cung có tội không và phá thai ngoài tử cung như thế nào? Khi được chẩn đoán bị thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem xét thai đã bị vỡ chưa để tư vấn phương án điều trị thích hợp. 

    1. Trường hợp túi thai ngoài tử cung chưa bị vỡ 

    Trường hợp này thường được điều trị bằng cách tiêm thuốc, không dùng thuốc uống. Ngay khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán thai ngoài tử cung, tức là khi túi thai chưa bị vỡ, kích thước thai không quá 3cm và chưa có tim thai thì sẽ được chỉ định phá thai ngoài tử cung bằng thuốc.

    bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc nhằm vô hiệu hóa tế bào hình thành nên tổ chức thai. Sau đó đưa tổ chức thai ra ngoài như hiện tượng sảy thai tự nhiên, an toàn, không xâm lấn, không đau đớn nên không gây tổn thương quá nhiều đến sức khỏe. 

    2. Trường hợp túi thai ngoài tử cung đã bị vỡ

    Trường hợp này sẽ được áp dụng xử lý bằng phương pháp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hở hoặc mổ nội soi thông qua sự can thiệp của dụng cụ chuyên dụng để lấy thai ra ngoài. 

    3. Phẫu thuật nội soi cắt vòi trứng 

    Biện pháp được áp dụng xử lý khi thai bị vỡ và chảy máu nhiều và ống dẫn trứng bị hỏng nặng. Phương pháp này sẽ cắt bỏ đi phần ống dẫn trứng chứa túi thai lạc.

    4. Phẫu thuật mở ổ bụng 

    Áp dụng với trường hợp khẩn cấp do thai bị vỡ, ống dẫn trứng vỡ hoặc băng huyết. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch vết dài nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với mổ nội soi ổ bụng. 

    Bị thai ngoài tử cung phải làm sao? 

    Lời khuyên: Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm đối với thai phụ. Việc chậm trễ khắc phục có thể gây nguy hiểm không chỉ đến sức khỏe, khả năng sinh sản mà còn cả tính mạng. Do đó, nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung chị em cần đi thăm khám sớm để được khắc phục xử lý sớm nhất. 

    Tuyệt đối không tự uống thuốc phá thai ngoài tử cung tại nhà vì sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Thai ngoài tử cung bắt buộc phải được xử lý tại cơ sở y tế uy tín, tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị của bác sĩ. 

    Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ về vấn đề phá thai ngoài tử cung có tội không cũng như cách điều trị thai ngoài tử cung an toàn, hạn chế biến chứng. Để giải đáp những thắc mắc của bản thân, vui lòng liên hệ đến cơ sở y tế chuyên khoa hoặc đến trực tiếp để được tư vấn sớm nhất.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;