Tìm hiểu nguyên nhân Rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 427 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng tránh thai là gì, vì sao lại xảy ra là những thắc mắc được nhiều chị em gửi tới cho các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Tuy rất thông dụng nhờ hiệu quả tránh thai cao, phương pháp đặt vòng lại tiềm ẩn tác dụng phụ gây rối loạn chu kỳ kinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.

    Rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng tránh thai là tình trạng như thế nào ?

    Để giải thích rõ ràng cho hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng, bạn đọc trước tiên cần tìm hiểu đôi điều về cơ chế tránh thai của biện pháp này. 

    Đặt vòng tránh thai là việc đưa dụng cụ tránh thai bằng đồng hoặc loại chứa thành phần nội tiết, đặt vào trong lòng tử cung để ngăn không cho tinh trùng có cơ hội tiếp xúc với trứng để thụ thai. Nếu trứng vẫn được thụ tinh, vòng tránh thai sẽ phát huy tác dụng làm mỏng lớp nội mạc tử cung, khiến cho trứng không thể bám dính và làm tổ được.

    Đối với vòng tránh thai có chứa nội tiết tố progesterone tổng hợp, chất levonorgestrel sẽ được giải phóng nhằm ngăn cản sự rụng trứng, từ đó quá trình thụ tinh và mang thai không xảy ra. Tốc độ phóng thích levonorgestrel ban đầu của vòng tránh thai vào buồng tử cung là 20μg và sau 5 năm sẽ giảm xuống còn khoảng 11μg/ngày.

    Nếu như các chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, dấu hiệu rối loạn do đặt vòng tránh thai sẽ rất dễ để nhận biết. Ngược lại, đối với những người bình thường đã có chu kỳ không đều thì chỉ có thể căn cứ vào nhiều dấu hiệu cùng lúc mới có thể nhận ra được. Một số triệu chứng mà chị em phụ nữ có thể tham khảo để phát hiện tình trạng kinh nguyệt rối loạn sau đặt vòng bao gồm: 

    • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, phân bổ không đều, chẳng hạn như chu kỳ kéo dài, cách nhau hơn 32 ngày hoặc ít hơn 28 ngày. 
    • Lượng máu kinh thoát ra khỏi âm đạo nhiều hơn bình thường, tổng lượng máu ra trong những ngày hành kinh có thể lên tới 40-50ml.
    • Máu kinh tiết ra dai dẳng từ 7-10 ngày trở lên, hiện tượng ra máu có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong tháng, hoàn toàn không theo chu kỳ. 
    • Vô kinh (mất kinh nguyệt) cũng được coi là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai.
    • Xuất hiện một hay nhiều cục máu đông lớn bất thường lẫn trong máu hành kinh.
    • Tiết nhiều khí hư, đôi khi có màu vàng sậm, xanh như mủ hoặc nâu, kèm theo mùi hôi khó chịu.
    • Đau lưng hoặc bụng dưới âm ỉ kéo dài, đau vùng chậu khi quan hệ tình dục.
    • Chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt do bị hao hụt lượng máu quá nhiều.

    Rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng tránh thai là tình trạng như thế nào ?

    Vì đâu mà xuất hiện rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng ngừa thai ?

    Chuyên gia lý giải ra sao về nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng tránh thai? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, vòng tránh thai được đặt vào lòng tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, với rong kinh là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất.

    Căn cứ vào cơ địa của từng người mà thời gian rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này sau khi đặt vòng tránh thai có thể kể tới như sau:

    • Mất cân bằng nội tiết tố có thể phát sinh sau khi đặt vòng tránh thai vào trong buồng tử cung. 
    • Nếu phụ nữ có cơ địa mẫn cảm, niêm mạc tử cung dễ bị viêm nhiễm khi tiếp xúc với dụng cụ tránh thai. Lớp nội mạc tử cung bong chậm cũng khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt. 
    • Màng tử cung bị vòng tránh thai chèn ép hoặc bào mòn có thể là nguyên do của tình trạng rong kinh, chậm kinh…
    • Việc đặt vòng ngừa thai có thể khiến lớp nội mạc tử cung tăng sinh dày quá mức, dẫn tới thay đổi cả chu kỳ kinh nguyệt. 
    • Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra do vòng đặt tránh thai ở sai vị trí, nhiều trường hợp bị lệch hoặc tuột vòng. 
    • Vòng tránh thai kém chất lượng cũng có thể gây tổn thương tử cung, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
    • Nữ giới không nghỉ ngơi, kiêng cữ đúng cách sau khi đặt vòng, cùng với sự thay đổi đáng kể về nội tiết có khả năng gây ra kinh nguyệt thất thường. 

    Vì đâu mà xuất hiện rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng ngừa thai ?

    Làm sao để phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng tránh thai ?

    Không chỉ những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng kể trên, tình trạng này cũng có nguy cơ xảy ra nếu chị em thực hiện thủ thuật tại các đơn vị kém chất lượng, bác sĩ tay nghề không tốt. Chính vì vậy, nữ giới cần lựa chọn những trung tâm, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tránh gặp phải rủi ro không đáng có.

    Nếu còn đang băn khoăn về đâu là địa chỉ đặt vòng tránh thai chất lượng cao, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là điểm đến mà chị em có thể gửi gắm trọn niềm tin.

    Phòng khám vô cùng chú trọng đầu tư, nâng cấp điều kiện cơ sở vật tư, trang thiết bị máy móc tân tiến nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đồng thời giúp nữ giới tiết kiệm thời gian và chi phí.

    Hầu như các trường hợp rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng ngừa thai thường diễn ra tạm thời, tuy nhiên chị em vẫn nên lưu tâm hơn đến việc chăm sóc cơ thể cẩn thận, nhất là vào giai đoạn đầu sau khi thực hiện thủ thuật. Những lưu ý dưới đây có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực mà vòng tránh thai có thể gây ra đối với cơ thể phụ nữ:

    • Tham khảo kỹ càng sự tư vấn của các chuyên gia sản phụ khoa để xem xét, lựa chọn cho mình loại vòng tránh thai phù hợp.
    • Tìm tới các cơ sở chuyên khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình để tiến hành đặt vòng.
    • Tuyệt đối không đặt vòng tránh thai nếu chưa điều trị khỏi viêm nhiễm đường sinh dục.
    • Tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh cá nhân, sử dụng thuốc và những việc cần kiêng kỵ sau khi đặt vòng, nhằm đảm bảo biện pháp này phát huy tốt hiệu quả tránh thai.

    Lưu ý rằng, bất kể loại vòng tránh thai nào đều có thể gây ra đôi chút khó chịu cho chị em phụ nữ khi bác sĩ đặt nó vào bên trong tử cung. Có người sẽ cảm thấy hơi đau, chảy ít máu hoặc bị choáng váng ngay sau thủ thuật. Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 30 phút thì chị em cần thông báo ngay tới bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.

    Một số ít trường hợp, cơ địa của nữ giới không tương thích với vòng tránh thai, khiến cho dụng cụ này có thể bị trượt khỏi vị trí ban đầu hoặc gây ra thương tổn cho thành tử cung. Nếu tình trạng này xảy ra thì vòng tránh thai cần được tháo ra, cũng như lựa chọn biện pháp ngừa thai khác. Dù rất hiếm, nguy cơ chửa ngoài dạ con và nhiễm trùng sau đặt vòng vẫn có thể xảy ra.

    Làm sao để phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng tránh thai ?

    Sau khi hoàn thành đặt vòng tránh thai, chị em cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày để ngừa viêm nhiễm, cũng như tránh quan hệ vợ chồng tối thiểu 2 tuần. Quan trọng hơn, hãy đi tái khám định kỳ để bác sĩ tiến hành kiểm tra hoạt động của vòng tránh thai.

    Như vậy, hy vọng những thông tin về rối loạn kinh nguyệt sau đặt vòng trong bài viết vừa rồi đã giúp chị em nữ giới giải đáp các thắc mắc của mình, cũng như biết cách xử lý nếu như gặp phải tình trạng này. Nếu bạn đọc còn bất cứ câu hỏi nào xoay quanh vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;