Rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai có nguy hiểm không ?

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 100 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai khiến nhiều chị em lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến khả năng có con sau này không. Đây là một trong những tình trạng thường gặp sau khi sảy thai,là phản ứng bình thường do sự thay đổi đột ngột trong cơ thể. Để giải đáp những vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt sau khi sảy thai, chị em đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây.

    Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai 

    Sau khi sảy thai cơ thể xảy ra những thay đổi đột ngột về nội tiết tố nên sẽ cần thời gian hồi phục, hơn nữa tâm lý chị em cũng đang buồn bã, áp lực đều có thể gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai. 

    Không khó để nhận biết được các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sảy thai vì chúng rất rõ ràng. Theo đó các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt mà chị em có thể gặp phải sau khi sảy thai bao gồm: 

    1. Kinh nguyệt không đều 

    Nội tiết tố tăng lên trong thai kỳ, tuy nhiên sau khi sảy thai sẽ bị giảm đột ngột. Sự thay đổi này làm cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến rối loạn không đều, có tháng ra nhiều tháng ra ít. 

    2. Rong kinh sau sảy thai

    Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày do tử cung chưa thể hồi phục trở lại. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa. 

    3. Mất kinh sau sảy thai 

    Một số chị em bị mất kinh sau sảy thai, kinh nguyệt không trở lại sau 4-6 tuần sảy thai. Tình trạng mất kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai lại, cần thăm khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị. 

    4. Kinh nguyệt ra ít

    Buồng trứng gặp vấn đề, tử cung chưa hồi phục, cơ thể yếu ớt thiếu chất có thể khiến kinh nguyệt bị ra ít sau sảy thai, có thể chỉ là vài giọt nâu sẫm.

    Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai 

    Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai do đâu? 

    Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai, bao gồm yếu tố về nội tiết tố, tâm lý, chế độ dinh dưỡng…

    1. Yếu tố nội tiết tố

    Khi mang thai, nội tiết tố tưng lên giúp đảm bảo duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên sau sảy thai, nồng độ hormone giảm đột ngột gây hiện tượng rối loạn nội tiết tố, gây nên những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ rụng trứng. Mặt khác, sau sảy thai tử cung và buồng trứng đang bị tổn thương chưa kịp hồi phục cũng gây rối loạn kinh nguyệt. 

    2. Yếu tố tâm lý

    Sau sảy thai, phụ nữ thường rơi vào trạng thái sốc tâm lý, buồn bã, mệt mỏi và áp lực cho lần mang thai về sau. Tâm lý lo lắng, stress kéo dài vô tình ảnh hưởng đến hoạt động tuyến yên gây mất cân bằng nội tiết tố, gây hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi bị sảy thai. 

    3. Chế độ dinh dưỡng

    Sau khi sảy thai, nếu cơ thể không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học cũng có thể gây hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Sau khi sảy thai, cơ thể bị thiếu chất trầm trọng, sức đề kháng suy giảm, nếu vận động mạnh hay làm việc quá sức có thể gây co cơ bụng và ảnh hưởng đến tử cung, cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. 

    4. Yếu tố liên quan bệnh lý

    Sau sảy thai, nhất là tử cung buồng trứng đang tổn thương rất dễ bị tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm. Đây là điều kiện lý tưởng để tác nhân gây hại xâm nhập phát triển dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. 

    Chị em nếu vệ sinh không cẩn thận, điều trị tích cực sẽ càng làm viêm nhiễm gia tăng, gây các bệnh lý viêm nhiễm như viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

    Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai do đâu? 

    Sau sảy thai bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không ?

    Sau sảy thai, kinh nguyệt sẽ sớm trở lại bình thường thì chị em có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai không sớm khắc phục có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

    1. Suy giảm sức khỏe 

    Rối loạn kinh nguyệt có thể gây mất cân bằng khiến cơ thể trở nên yếu ớt, suy giảm sức đề kháng. Biểu hiện rõ nhất như làn da nhợt nhạt, thiếu sức sống, da sạm đen, thiếu sức sống…

    2. Gây thiếu máu 

    Kinh nguyệt không đều, rong kinh rong huyết có thể khiến cơ thể bị mất máu trong thời gian cố định, cơ thể có thể rơi vào tình trạng thiếu máu, mệt mỏi. Lúc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thực phẩm giàu sắt và vitamin. 

    3. Giảm khả năng thụ thai 

    Rối loạn kinh nguyệt bắt nguồn từ tổn thương tại tử cung buồng trứng, có thể khiến niêm mạc tử cung bị mỏng dần. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ khó thụ thai, vô sinh hiếm muộn. 

    Sau sảy thai bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không ?

    Rối loạn kinh nguyệt sau khi sảy thai và các thắc mắc liên quan 

    Bị rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai phải khắc phục như thế nào, khi nào thì kinh nguyệt đều trở lại. Một số thắc mắc của chị em cũng được đồng giải đáp dưới đây. 

    Sảy thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại? 

    Sau khi sảy thai từ 4-6 tuần, trứng bắt đầu rụng trở lại và kinh nguyệt cũng sẽ xuất hiện trở lại. Điều này được các bác sĩ giải thích, sau sảy thai hormone trong cơ thể bắt đầu hoạt động trở lại như trạng thái trước mang thai. 

    Thời gian cần thiết để nội tiết tố trở lại trạng thái cân bằng trung bình từ 4-6 tuần. Khi đó niêm mạc tử cung cũng đang dần được phục hồi, độ dày cũng được dần được cải thiện thì kinh nguyệt sẽ sớm trở lại. 

    Chị em nên đợi khoảng 2-3 chu kỳ trở lên mới nên có kế hoạch mang thai trở lại. Bởi nếu có thai trở lại quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp. Đồng thời, chị em cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học và chỉ quan hệ khi cơ thể đã hồi phục và kinh nguyệt đã trở lại. 

    Sau sảy thai 1 tháng vẫn ra máu có sao không?

    Hầu hết trường hợp sảy thai đều bị ra máu âm đạo, có thể kèm theo đau quặn bụng. Thời gian ra máu có thể trong vài giờ, cũng có người bị ra máu từ 1-2 tuần, hoặc có trường hợp kèm theo cục máu đông, nhưng sẽ giảm dần và chấm dứt trong 2 tuần. 

    Trường hợp sau sảy thai 1 tháng vẫn ra máu, nhất là máu đen, máu cục có mùi hôi, đau quặn bụng…có thể cảnh báo vấn đề bất thường cần can thiệp kịp thời. Một số nguy cơ tiềm ẩn khi gặp phải tình trạng này bao gồm: 

    • Sót thai gây đau bụng dữ dội, máu ra nhiều màu đỏ thẫm và kèm theo cục máu lớn. 
    • Băng huyết sau sảy thai vô cùng nguy hiểm, cần sớm cấp cứu để tránh bị sốc mất máu, trụy mạch tim. 
    • Nhiễm trùng sau sảy thai do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ gây viêm nhiễm phụ khoa. 

    Tuy vậy, vẫn có trường hợp ra máu sau 1 tháng là hiện tượng kinh nguyệt. Theo đó máu kinh thường có máu hồng đến đỏ nâu, lượng máu như những chu kỳ kinh khác, có thể bị đau bụng dưới, đau lưng nhưng không gây đau dữ dội. 

    Rối loạn kinh nguyệt sau khi sảy thai và các thắc mắc liên quan 

    Sau sảy thai rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?

    Để sớm chấm dứt tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau say thai và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra, chị em cần chú ý trong chế độ chăm sóc với các biện pháp dưới đây. 

    • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, ngủ sớm đúng giờ hạn chế thức khuya; hạn chế vận động quá sức, làm việc nặng nhọc; luyện tập nhẹ nhàng; ăn đủ chất, bổ sung rau xanh, cá biển…cân bằng nội tiết tố và tăng cường đề kháng.
    • Giữ tâm lý nhẹ nhàng, thư giãn, nghỉ ngơi; hạn chế âu lo, buồn bã, stress vì sẽ càng khiến tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ. 
    • Vệ sinh vùng kín với nước ấm sạch sẽ, có thể dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ (tham khảo ý kiến bác sĩ) để tránh viêm nhiễm. 
    • Kiêng quan hệ tình dục đến khi cơ thể đã hồi phục. 
    • Có kế hoạch thăm khám định kỳ, đánh giá tình trạng sức khỏe. 

    Trên đây đã tổng hợp thông tin về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai giúp chị em hiểu rõ hơn và sớm có chế độ chăm sóc cụ thể. Để giải đáp thêm, vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 để được giải đáp chi tiết.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;