[ Giải Đáp ] Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm hay không và nên làm gì ?

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 582 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những rối loạn điển hình ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tình trạng này tuy không đe dọa tính mạng nhưng tiềm ẩn những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chị em. Vậy nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh do đâu, triệu chứng cũng như cách khắc phục ra sao cùng tìm hiểu ngay dưới đây. 

    Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

    Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, thường gặp ở chị em độ tuổi 40-45. Thời gian có thể thay đổi, sớm hơn hoặc muộn hơn phụ thuộc vào lối sống, cơ địa mỗi người. Không phải người nào cũng có các triệu chứng tiền mãn kinh giống nhau, tuy nhiên đa số chị em đều sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. 

    Đây là thuật ngữ y học thể hiện những triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh như số ngày kinh, số lượng máu kinh, chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội, kinh thưa, rong kinh, vô kinh… 

    Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

    Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh 

    Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khắc nhau, tuy nhiên nguyên nhân chính được cho có liên quan đến sự suy giảm estrogen. 

    Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chức năng và hoạt động não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy giảm mạnh, khiến nội tiết tố không được sản xuất đủ đáp ứng hoạt động cơ thể dẫn đến các triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt. 

    Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu khiến chị em tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt là do sự thiếu hụt hormone estrogen và progesterone, trong đó chủ yếu là sự suy giảm estrogen. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác thường gặp cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm: 

    • Suy giảm chức năng buồng trứng
    • Các bệnh lý tử cung ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung hay tăng sinh nội mạc tử cung
    • Các bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên…
    • Đặt vòng tránh thai, lạm dụng thuốc tránh thai…
    • Tâm lý căng thẳng giai đoạn tiền mãn kinh

    Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh 

    Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh có sao không? 

    Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một thay đổi sinh lỳ tự nhiên, đa phần không phải là bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sắc đẹp, sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục của chị em phụ nữ. 

    1. Ảnh hưởng đến sắc đẹp

    Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh có liên quan chủ yếu đến sự sụt giảm nội tiết tố, đặc biệt là estrogen. Trong đó, nội tiết tố quyết định đến thể hình, làn da của phụ nữ. 

    Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến làn da nhợt nhạt, mụn trứng cá, dễ nám sạm, nhanh lão hóa. Thể hình cũng bị ảnh hưởng, tăng lượng mỡ thừa, dễ bị béo phì nhất  là vùng mông, bụng.

    2. Suy giảm đời sống tình dục

    Vô kinh có thể gây khô rát âm đạo, rong kinh không thể quan hệ được. Hơn nữa, sự suy giảm nội tiết tố cũng khiến chị em suy giảm ham muốn khiến đời sống vợ chồng ảnh hưởng rất nhiều.

    3. Gây bệnh phụ khoa 

    Rong huyết kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Môi trường âm đạo dưới tác động khi niêm mạc tử cung bong tróc và máu kinh là môi trường lý tưởng cho tác nhân có hại phát triển quá mức. Nếu vệ sinh không sạch sẽ rất dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo biểu hiện bất thường trong giai đoạn tiền mãn kinh, chị em nên sớm thăm khám chuyên khoa. Bởi nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt còn có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe như: 

    • U xơ tử cung 
    • Viêm nội mạc tử cung
    • Hội chứng buồng trứng đa nang 
    • Lạc nội mạc tử cung 
    • Ung thư cổ tử cung…

    Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh có sao không? 

    Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

    Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường không phải là tình trạng đáng lo ngại mà chỉ là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Sự thay đổi nội tiết tố khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh trở nên thất thường do buồng trứng suy giảm hoạt động. Một số triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh thường gặp bao gồm:

    • Kinh nguyệt không đều: Ví dụ vòng kinh bình thường có 28-30 ngày thì khi tiền mãn kinh, vòng kinh có thể ít hơn hoặc xảy ra thường xuyên hơn. 
    • Mất kinh: Chu kỳ kinh nguyệt có thể không có trong một vài tháng. Tuy nhiên, nếu mất hẳn từ 12 tháng trở lên kể từ chu kỳ kinh cuối cùng thì có thể cho rằng chị em đã mãn kinh.
    • Ra nhiều máu kinh: Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn những chu kỳ trước đó. 
    • Máu kinh ra ít hơn: Lượng máu sau mỗi kỳ kinh ít dần đi, thậm chí ít đến mức không dùng đến băng vệ sinh. 
    • Số ngày kinh thay đổi: Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể dao động từ 3-7 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể giảm còn 1-2 ngày hoặc quá 7 ngày cũng có thể là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ tiền mãn kinh. 

    Bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh phải làm sao?

    Như đã nói, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể gây ra ảnh hưởng đến làn da, vóc dáng, tâm lý, đời sống tình dục của chị em phụ nữ. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng này? 

    1. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 

    Chị em có lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học có thể giúp thời gian tiền mãn kinh nhẹ nhàng và dễ chị hơn. Trong chế độ dinh dưỡng nên chú ý bổ sung omega 3-6-9, các loại hạt đậu nành, hướng dương, dùng dầu mè, rong biển thay vì dùng dầu ăn thông thường…

    Ăn nhiều rau xanh, trái cây để giúp bổ sung chất xơ, nâng cao đề kháng, chống lão hóa, cải thiện làn da và nhan sắc cho chị em. 

    Duy trì thói quen tập luyện hàng ngày giúp giữ cân nặng ổn định, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, giảm tâm lý stress, âu lo. Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

    2. Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? 

    Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có xu hướng trầm trọng hơn và ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể và chỉ định dùng loại thuốc phù hợp, chị em tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố. 

    3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Các chuyên khoa khuyến cáo, chị em phụ nữ nên thường xuyên khám phụ khoa định kỳ, không chỉ trong độ tuổi sinh sản mà còn cả giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh. Việc thăm khám giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả. 

    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có địa chỉ tại 193C1 - Bà Triệu - Q. Hai Bà Trưng - Tp Hà Nội là phòng khám chuyên Sản phụ khoa đã được Sở Y tế cấp phép. Phòng khám có thế mạnh thăm khám phụ khoa, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình cùng dịch vụ thẩm mỹ vùng kín được đông đảo chị em tin tưởng. 

    Bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh phải làm sao?

    Phòng khám làm việc ngoài giờ hành chính, thời gian từ 8h-20h hàng ngày nên rất phù hợp với chị em bận rộng trong giờ hành chính. Chi phí khám ngoài giờ không đổi, khi hẹn lịch trước còn được hưởng nhiều ưu đãi về chi phí. 

    Để nhận tư vấn cụ thể về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hay các vấn đề phụ khoa khác hoặc liên hệ đặt lịch khám vui lòng gọi ngay hotline 0243.9656.999 hoặc nhấp chọn hộp chát online để được hỗ trợ ngay.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;