Tinh hoàn lạc chỗ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 969 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Tinh hoàn lạc chỗ là một bất thường xảy ra ở trẻ nam chủ yếu là do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền. Theo thống kê có thể gặp ở 50% trẻ nam sinh thiếu tháng. Vậy tinh hoàn bị lạc chỗ là như thế nào và có điều trị được không? 

    Hãy cùng tham khảo thêm những thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhằm chủ động trong việc nhận biết và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả khi trẻ gặp tình trạng tinh hoàn bị lạc chỗ.

    Tinh hoàn lạc chỗ là gì?

    Tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism) hay còn được gọi là tình trạng tinh hoàn ẩn. Đây là tình trạng mà tinh hoàn của nam giới không nằm trong bìu mà nằm ở bụng hoặc ở vị trí khác như ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu,…

    Thông thường trong quá trình di chuyển của tinh hoàn sẽ theo tự nhiên, đi từ ổ bụng xuống bìu và cố định ở bìu. Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp trở ngại, khiến cho tinh hoàn không xuống được bìu mà dừng lại ở một vị trí nào đó trong quá trình di chuyển.

    Tinh hoàn nằm lạc chỗ

    Tinh hoàn nằm lạc chỗ

    Đa số các bé trai khi sinh ra có thể bị lạc một hoặc hai bên tinh hoàn nhưng nó có thể sẽ được cải thiện sau sinh một vài tháng. Nếu tinh hoàn lạc ở trẻ sợ sinh không tự điều chỉnh, phẫu thuật thì có thể dẫn đến tình trạng tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành.

    Một số nguyên nhân khiến tinh hoàn lạc chỗ

    Theo các bác sĩ chuyên khoa Nam học của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, Hà Nội cho biết: Nguyên nhân khiến tinh hoàn lạc chỗ có thể là do các nguyên nhân chính sau đây:

    • Do bị rối loạn trục hạ đồi, tuyến yên, và tuyến sinh dục bẩm sinh khiến tinh hoàn bị lệch chỗ.
    • Do tuyến yên  hoạt động suy yếu, thiếu Gonadotropin, kết hợp với chứng dương vật nhỏ nên tinh hoàn bị ẩn.
    • Do sự bất thường khi tổng hợp lượng testosterone làm cản trở sự phát triển tinh hoàn dẫn đến tinh hoàn bị ẩn, lạc chỗ.
    • Do mắc phải hội chứng suy giảm chức năng cảm nhận của Androgen
    • Chỉ số Estradiol của thai phụ sẽ làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh hoàn của thai nhi.
    • Do bị chấn thương, tai nạn ở tinh hoàn khiến cho dây chằng ở bìu bị sai lệch.
    • Do cuống mạch tinh hoàn của phái nam bị ngắn, và xơ hóa ống bẹn.

    Ngoài ra, người mẹ trong quá trình mang thai sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có tiếp xúc với khói thuốc,mắc bệnh tiểu đường, tiếp xúc với hóa chất độc hại,… cũng có nguy cơ khiến trẻ nam khi sinh ra thì tinh hoàn bị lạc chỗ.

    Tinh hoàn đi lạc có triệu chứng thế nào?

    Thực tế, tinh hoàn lạc chỗ nhận biết không khó. Vì vậy, các bậc cha mẹ hay nam giới trưởng thành có thể nhận biết triệu chứng tinh hoàn lạc chỗ qua:

    • Nhìn vào vùng bìu và thấy bìu không cân đối, một bên tinh hoàn có thể bình thường, nhưng một bên tinh hoàn lại nhỏ hoặc xẹp xuống (ẩn một bên tinh hoàn) hoặc cả hai túi bìu đều bị nhỏ và xẹp (ẩn 2 bên tinh hoàn). 
    • Khi sờ vào vùng bìu thì thấy không đủ 2 tinh hoàn. Khi nằm và sờ lên vùng bẹn có thể thấy một khối nhỏ di động – đây chính là tinh hoàn bị lạc chỗ.
    • Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể nhận biết tinh hoàn đi lạc chỗ là khi trẻ đột nhiên bị đau thắt dữ dội ở vùng tinh hoàn bị ẩn, lạc chỗ (thường là ở vùng bẹn), sờ vào đây trẻ sẽ cảm thấy đau và không cho sờ, đôi khi trẻ còn kèm theo nôn,…
    • Khám thăm khám và kiểm tra lâm sàng thì phát hiện tinh hoàn nằm ở lỗ bẹn, ống bẹn, hoặc trong ổ bụng.

    Tinh hoàn lạc chỗ có nguy hiểm không? Có con không?

    Tinh hoàn lạc chỗ ở người trưởng thành có con được không là vấn đề được nhiều người quan tâm và lo lắng nhất khi gặp tình trạng này.

    Theo các bác sĩ nam khoa chia sẻ thì không phải tất cả các trường hợp tinh hoàn bị lạc chỗ đều vô sinh. Tuy nhiên, khả năng có con với những trường hợp tinh hoàn bị lạc chỗ là rất khó. 

    Bên cạnh đó, phái nam bị tinh hoàn ẩn, lạc chỗ có thể có những nguy cơ, biến chứng như:

    • Xoắn tinh hoàn: Tinh hoàn bị lạc chỗ sẽ thường không được cố định tốt nên các thừng tinh di động và dễ dẫn đến xoắn tinh hoàn, gây hoại tử và teo tinh hoàn.
    • Gây vô sinh – hiếm muộn: Tinh hoàn đi lạc sẽ gây suy giảm hoặc không thể sản sinh tinh trùng, làm ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng tinh trùng và dẫn đến nguy cơ hiếm muộn – vô sinh rất cao.
    • Ung thư tinh hoàn: Nếu tinh hoàn ẩn, lạc chỗ bên trong ổ bụng và phát hiện muộn thì có thể phát triển thành khối u ác tính, dẫn tới ung thư tinh hoàn.

    Tinh hoàn lạc chỗ không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây vô sinh- hiếm muộn cho nam giới

    Tinh hoàn lạc chỗ không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây vô sinh- hiếm muộn cho nam giới

    Do vậy, nếu có những dấu hiệu tinh hoàn bị lạc chỗ thì nam giới hoặc các bậc phụ huynh cần chủ động thăm khám cho trẻ để xác định tình trạng bệnh lý cụ thể nhằm có biện pháp can thiệp, chữa trị hiệu quả.

    Cách chẩn đoán tình trạng tinh hoàn bị lạc chỗ

    Để chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ, bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán tình trạng tinh hoàn bị ẩn, bị lạc như thế nào. Một số biện pháp chẩn đoán tinh hoàn đi lạc có thể được thực hiện như sau:

    • Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể, nhằm xác định vị trí của tinh hoàn bị lạc chỗ, bị ẩm.
    • Chụp cộng hưởng từ: Sử dụng công nghệ từ trường để quan sát hình ảnh mô mềm bên trong cơ thể. Đồng thời xác định vị trí tinh hoàn ở bẹn, ông bẹn hoặc trong ổ bụng.
    • Xét nghiệm: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm cần thiết để kết luận chắc chắn hơn về tình trạng bệnh.

    Sau khi đã xác định được vị trí và tình trạng bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh. 

    Phương pháp chữa trị tình trạng tinh hoàn lạc chỗ

    Thông thường, cách điều trị tinh hoàn lạc chỗ hiện nay đó là dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, khi áp dụng cứ phương pháp nào, bệnh nhân cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

    1. Điều trị bằng thuốc

    Điều trị bằng thuốc chỉ dành cho những trường hợp trẻ nam sơ sinh phát hiện sớm. Còn đối với nam giới tuổi thanh thiếu niên trở lên thì điều trị bằng thuốc không còn tác dụng nữa.

    Thuốc kháng sinh đặc trị (Hình ảnh minh họa)

    Thuốc kháng sinh đặc trị (Hình ảnh minh họa)

    Bé trai bị tinh hoàn đi lạc sẽ được tiêm một liều hCG - là một loại nội tiết tố của nhau thai, giúp kích thích tinh hoàn di chuyển xuống đúng vị trí của nó là ở bìu. Tuy nhiên, bác sĩ cũng phải cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định đến liều lượng, và thời gian tiêm phù hợp.

    2. Điều trị bằng phẫu thuật

    Phẫu thuật tinh hoàn lạc chỗ được chỉ định với những trường hợp tinh hoàn bị lạc chỗ không đáp ứng được với điều trị với nội khoa. Bác sĩ thường sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi để thao tác tinh hoàn vào trong bìu và khâu vào đúng vị trí.

    Mổ tinh hoàn lạc chỗ thường được bác sĩ khuyên nên thực hiện khi trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi và trước khi trẻ được 15 tháng tuổi. Việc điều trị sớm sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh.

    Có một số trường hợp thì bác sĩ sẽ loại bỏ mô tinh hoàn nếu như nó có bất thường, kém phát triển hoặc đã bị chết. Còn nếu tinh hoàn bị lạc chỗ, kèm thoát vị bẹn thì bác sĩ sẽ sửa chữa thoát vị bẹn trong thời gian phẫu thuật tinh hoàn. 

    Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển và hoạt động của tinh hoàn nhằm mục đích xác định tình trạng phẫu thuật thành công hay không.

    Hi vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng tinh hoàn lạc chỗ. Nếu còn có băn khoăn gì về các vấn đề nam khoa, sức khỏe sinh sản cần được giải đáp thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số: 0243.9656.999 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời miễn phí.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;