Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn và chữa như nào ?

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 398 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng thường gặp của bệnh trĩ. Mỗi loại sẽ có biểu hiện khác nhau, cũng chính vì vậy mà nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn? Để biết loại nào nguy hiểm hơn, hãy cùng theo dõi câu trả lời của chuyên gia về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

    Tìm hiểu: Phân loại trĩ nội và trĩ ngoại

    Để biết trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn, trước hết chúng ta cần nắm rõ các thông tin liên quan đến 2 loại trĩ này. Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng của bệnh trĩ thường xảy ra do áp lực lớn tác động lên phần tĩnh mạch kết hợp với sự suy yếu của tĩnh mạch dẫn đến hình thành búi trĩ.

    Mặc dù có cùng nguyên nhân gây bệnh nhưng giữa trĩ nội và trĩ ngoại lại có sự khác nhau về vị trí xuất hiện cũng như biểu hiện, cụ thể:

    1. Trĩ nội

    Búi trĩ nội thường xuất hiện ở phía trên đường lược, được bao bọc bởi lớp niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Trĩ nội có 4 giai đoạn phát triển từ thấp đến cao như sau:

    • Trĩ nội độ 1: búi trĩ mới hình thành, nằm gọn trong đường lược. Người bệnh chưa xuất hiện nhiều triệu chứng mà chỉ thấy máu dính trong phân hoặc giấy vệ sinh khi đi đại tiện.
    • Trĩ nội độ 2: búi trĩ phát triển to hơn và có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng dễ dàng co lại vị trí cũ. Lúc này, người bệnh vẫn bị đi ngoài ra máu nhưng máu chảy thành giọt nên dễ nhận biết hơn. Vùng hậu môn cũng có dịch nhầy gây ướt át, ngứa ngáy.
    • Trĩ nội độ 3: lúc này búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài và không thể tự co lại mà cần dùng tay đẩy vào. Giai đoạn này, người bệnh cũng cảm nhận rõ cơn đau hơn do búi trĩ dễ bị cọ xát, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Dịch nhầy lúc này cũng tiết nhiều hơn khiến hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
    • Trĩ nội độ 4: đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nội với các triệu chứng vô cùng nghiêm trọng như máu chảy thành tia khi đi đại tiện. Búi trĩ lúc này lớn nên rất dễ bị vỡ dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử.

    2. Trĩ ngoại

    Trĩ ngoại thường dễ nhận biết hơn so với trĩ nội bởi búi trĩ nằm ngay phía dưới đường lược nên có thể sờ, nhìn thấy được. Trĩ ngoại ít khi được chia thành 4 giai đoạn phát triển như trĩ nội mà thường được chia thành 2 cấp độ như sau:

    • Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ: tương ứng với giai đoạn 1, 2 của trĩ nội. Lúc này, búi trĩ ngoại còn nhỏ và chỉ gây cộm, ngứa, ít gây đau cho người bệnh. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị chảy máu khi đi đại tiện cho búi trĩ bị cọ xát
    • Trĩ ngoại giai đoạn nặng: tương ứng với giai đoạn 3, 4 của trĩ nội. Trong giai đoạn này, búi trĩ đã sưng to và có nguy cơ gây tắc mạch búi trĩ dẫn đến hoại tử. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu đặc biệt là khi đứng hoặc ngồi lâu.

    Tìm hiểu: Phân loại trĩ nội và trĩ ngoại

    Bác sĩ giải đáp: Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?

    Với câu hỏi trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn, TS.Bác sĩ Trịnh Tùng đang công tác tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng cho biết: “Nếu so sánh về mức độ nặng hơn giữa trĩ nội và trĩ ngoại thì có thể trĩ ngoại nặng hơn. Bởi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn từ khi xuất hiện nên dễ tiếp xúc với môi trường dẫn tới viêm nhiễm, lở loét. Tuy nhiên, trĩ nội lại khó phát hiện hơn nên người bệnh thường chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn 3,4 đồng nghĩa với búi trĩ cũng sa ra ngoài nên cũng có thể bị viêm nhiễm hoặc vỡ búi trĩ.”

    Do đó, có thể nói cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có mức độ nguy hiểm như nhau cũng như nếu không được điều trị sớm thì bệnh nhân đều có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như:

    • Thiếu máu trầm trọng: cả trĩ nội và trĩ ngoại đều gây chảy máu khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, khi búi trĩ bị cọ xát cũng rất dễ bị vỡ và nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến người bệnh mất máu nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu gây suy nhược cơ thể
    • Gây sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ: búi trĩ khi sưng to sẽ gây chèn ép tắc mạch búi trĩ khiến búi trĩ bị vỡ. Búi trĩ bị vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh
    • Viêm nhiễm, lở loét hậu môn : búi trĩ sa ra ngoài thường đi kèm với hiện tượng tiết dịch khiến hậu môn ẩm ướt. Đây chính là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại dẫn đến nhiễm trùng hậu môn.

    Bác sĩ giải đáp: Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?

    Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị bệnh trĩ

    Với những thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn cũng như hiểu rõ những nguy hiểm có thể gặp phải nếu không có biện pháp điều trị bệnh trĩ kịp thời. Vậy bệnh trĩ có thể điều trị bằng những biện pháp nào?

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc hoặc can thiệp cắt bỏ búi trĩ. Dựa vào mức độ, giai đoạn bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng những phương pháp khác nhau:

    Điều trị bằng thuốc với giai đoạn nhẹ

    Với trĩ ngoại giai đoạn nhẹ và trĩ nội cấp độ 1, 2 thì việc kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi trĩ là phương pháp điều trị đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả bất ngờ. Thuốc thường tập trung vào giảm đau, chống viêm cũng như tăng cường thành tĩnh mạch và ngăn chặn búi trĩ tiếp tục phát triển.

    Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ bao gồm sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn.

    Điều trị bằng thuốc với giai đoạn nhẹ

    Can thiệp thủ thuật cắt bỏ búi trĩ

    Với trĩ ngoại giai đoạn nặng hay trĩ nội độ 3, 4 thì việc dùng thuốc rất khó để thấy tác dụng bởi lúc này búi trĩ phát triển lớn, dễ bị viêm nhiễm hơn. Vì vậy, ở giai đoạn này thì biện pháp cắt bỏ búi trĩ là phương án được ưu tiên chỉ định hơn cả. 

    Khi lựa chọn phương pháp cắt trĩ, người bệnh nên tham khảo các phương pháp hiện đại, có tính chính xác cao và mức độ xâm lấn ít để hạn chế đau đớn cũng như đảm bảo an toàn, tránh để lại biến chứng.

    HCPT II là một trong những công nghệ cắt trĩ được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và khuyến khích sử dụng. Đây là công nghệ xâm lấn tối thiểu nên hạn chế được đau đớn cũng như sau khi cắt búi trĩ, người bệnh cũng được khâu lại bằng chỉ tự tiêu nên không cần cắt chỉ hay để lại sẹo xấu.

    Hiện nay Đa khoa Quốc tế Cộng đồng là cơ sở chuyên khoa được cấp phép ứng dụng HCPT II vào điều trị bệnh trĩ nên bệnh nhân có thể tham khảo thực hiện tại đây. Mọi hoạt động thăm khám, thực hiện thủ thuật đều do bác sĩ chuyên khoa +40 năm kinh nghiệm thực hiện nên bệnh nhân có thể yên tâm khi đến đây.

    Can thiệp thủ thuật cắt bỏ búi trĩ

    Trên đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa dành cho câu hỏi trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn? Nếu cần tư vấn, giải đáp thêm các câu hỏi liên quan người bệnh có thể liên hệ hotline 0243.9656.999 để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;