Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào và 3 cách giúp bạn chữa

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 249 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Mặc dù trĩ nội và trĩ ngoại đều được gọi chung là bệnh trĩ nhưng giữa 2 loại này vẫn có những điểm khác biệt giúp người bệnh phân biệt để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy giữa trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào, phân biệt bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây để phân biệt 2 loại bệnh trĩ này nhé!

    Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

    Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại cũng như tìm hiểu trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào thì việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta cần biết rằng, mặc dù giữa trĩ nội và trĩ ngoại chắc chắn sẽ có điểm khác biệt nhưng nguyên nhân gây bệnh lại giống nhau. Bệnh trĩ chủ yếu được hình thành từ các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hoặc do các bệnh lý gây ra, cụ thể:

    • Thói quen hoặc tính chất công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động khiến các tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn và hình thành búi trĩ
    • Thiếu hụt chất xơ, thiếu nước hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng ảnh hưởng đến đường ruột cũng như khiến phân khô cứng gây cọ xát vào hậu môn hoặc phải rặn khi đi đại tiện
    • Thói quen nhịn đi đại tiện trong thời gian dài, táo bón, tiêu chảy kéo dài cũng khiến tĩnh mạch hậu môn phải chịu ảnh hưởng gây ra bệnh trĩ
    • Béo phì, thừa cân mất kiểm soát cũng làm tăng áp lực lên trực tràng, hậu môn và gây giãn tĩnh mạch
    • Phụ nữ mang thai lớn hoặc sinh đẻ qua đường thường cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với chị em chưa từng mang thai hoặc trải qua sinh đẻ.

    Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

    Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

    Thông thường, để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào, người ta thường dựa vào vị trí xuất hiện búi trĩ, các triệu chứng đi kèm và các giai đoạn phát triển của bệnh. Đây là những điểm khác biệt dễ nhận biết nhất mà người bệnh nên chú ý để sớm có biện pháp xử lý phù hợp ngay từ ban đầu.

    1. Nhận biết bệnh trĩ nội

    Trĩ nội là trường hợp búi trĩ xuất hiện nằm ở bên trong ống hậu môn nên không thể sờ, nhìn thấy được ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dễ dàng nhận biết trĩ nội dựa trên các giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

    • Trĩ nội độ 1: là tình trạng búi trĩ mới hình thành nên còn nằm bên trong ống hậu môn, người bệnh chưa thể sờ hay nhìn thấy được. Giai đoạn này, người bệnh sẽ nhận thấy thông qua các triệu chứng như đi đại tiện ra máu, có cảm giác hơi đau hậu môn khi đi đại tiện nhưng vẫn ở ngưỡng chịu đựng được
    • Trĩ nội độ 2: búi trĩ phát triển to hơn và có thể bị sa ra ngoài trong lúc đi đại tiện. Tuy nhiên, lúc này búi trĩ có thể tự co lại hoặc người bệnh dùng tay đẩy búi trĩ vào. Bên cạnh đó, cơn đau ở hậu môn xuất hiện nhiều hơn ngay cả khi không đi đại tiện
    • Trĩ nội độ 3: lúc này, búi trĩ bị sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể đẩy được về vị trí cũ. Khi đi đại tiện, máu chảy nhiều hơn và người bệnh bị đau nhức hậu môn cả khi ngồi hoặc đi lại hàng ngày
    • Trĩ nội độ 4: là giai đoạn phát triển nặng và nghiêm trọng nhất của trĩ nội với các dấu hiệu lở loét, vỡ búi trĩ hoặc thậm chí là hoại tử vô cùng nguy hiểm

    2. Nhận biết bệnh trĩ ngoại

    Khác với trĩ nội, trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết ngay từ những giai đoạn đầu vì búi trĩ hình thành ở ngay rìa hậu môn nên có thể sờ, nhìn thấy được. Búi trĩ ngoại ban đầu xuất hiện dưới dạng cục thịt cứng, nhỏ như hạt đậu ở rìa hậu môn và sẽ phát triển lớn dần sau một thời gian đi kèm với các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy hậu môn hoặc thậm chí là mưng mủ ở búi trĩ vì búi trĩ nằm ngoài hậu môn dễ bị cọ xát với quần áo hoặc tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.

    Một điểm khác biệt nữa giữa trĩ ngoại và trĩ nội chính là trĩ ngoại được chia thành 2 cấp độ bệnh là cấp độ nhẹ và cấp độ nặng như sau:

    • Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ: là giai đoạn búi trĩ mới xuất hiện, búi trĩ nhỏ và các triệu chứng như ngứa ngáy, đau nhức ở mức người bệnh có thể chịu đựng
    • Trĩ ngoại giai đoạn nặng: búi trĩ phát triển lớn, có thể xuất hiện nhiều búi trĩ khác nhau. Các triệu chứng đau nhức, chảy máu khi đi đại tiện hoặc lở loét diễn ra thường xuyên với mức độ nặng hơn khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

    Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

    Trĩ nội và trĩ ngoại điều trị như thế nào? Cách điều trị có khác nhau không?

    Từ những thông tin giải đáp cho câu hỏi trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào, chắc hẳn các bạn đã biết được những điểm khác nhau giữa 2 loại bệnh trĩ này rồi. Vậy trĩ nội và trĩ ngoại có vị trí búi trĩ khác nhau thì cách điều trị có sự khác biệt hay không? Về phương pháp điều trị trĩ ngoại, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của búi trĩ mà sẽ có những cách điều trị khác nhau như:

    1. Điều trị trĩ nội - trĩ ngoại giai đoạn nhẹ

    Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ thường tương đương với trĩ nội giai đoạn 1 và 2, ở giai đoạn này phương pháp chữa trị của cả trĩ nội và trĩ ngoại sẽ không có sự khác biệt vì đều có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh.

    Các loại thuốc có thể là thuốc giảm đau, giảm viêm, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc ngâm rửa hậu môn,...Người bệnh cần trải qua thăm khám, chẩn đoán cùng bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp với thể trạng cũng như tình hình của búi trĩ.

    2. Điều trị trĩ nội - trĩ ngoại giai đoạn nặng

    Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào có thể được thể hiện thông qua sự khác biệt giữa các phương pháp điều trị ở giai đoạn nặng. Mặc dù ở giai đoạn này, cả 2 loại bệnh trĩ đều cần điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa nhưng các phương pháp trị trĩ nội đa dạng hơn trĩ ngoại, cụ thể:

    • Các biện pháp ngoại khoa trị trĩ nội: hiện nay, trĩ nội có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác nhau như cắt búi trĩ bằng biện pháp xâm lấn tối thiểu, thắt vòng cao su hoặc tiêm xơ búi trĩ. Trong đó cắt búi trĩ bằng biện pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II là phương pháp được khuyến khích sử dụng nhất trong các biện pháp kể trên vì ít gây xâm lấn, hạn chế đau đớn và hiệu quả lâu dài.
    • Các biện pháp ngoại khoa trị trĩ ngoại: đối với trĩ ngoại thì biện pháp ngoại khoa phù hợp để điều trị chính là cắt bỏ búi trĩ. Việc cắt bỏ búi trĩ ngoại có thể được thực hiện bằng một số kỹ thuật khác như như xâm lấn tối thiểu HCPT II, Longo,...

    Trĩ nội và trĩ ngoại điều trị như thế nào? Cách điều trị có khác nhau không?

    Trong các phương pháp kể trên, HCPT II là phương pháp có thể dùng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại nên được áp dụng phổ biến và được khuyến khích sử dụng hơn. Nếu có nhu cầu tham khảo, người bệnh có thể đến Đa khoa Quốc tế Cộng đồng ở 193C1 Lê Đại Hành để được tư vấn chi tiết.

    Như vậy, các thông tin về trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào đã được chúng tôi cung cấp chi tiết trong bài. Nếu cần được giải đáp thêm hoặc cần tư vấn chi tiết về cách nhận biết trĩ nội, trĩ ngoại, người bệnh có thể liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;