Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Triệu chứng giang mai tiến triển qua 4 giai đoạn bệnh, tuy nhiên các triệu chứng có thể sẽ không tiến triển theo thứ tự cố định. Việc nắm bắt được nguy cơ, triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh về sau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết triệu chứng của bệnh giang mai và cách điều trị, phòng ngừa bệnh tốt nhất mà người bệnh cần biết.
Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV/AIDs. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai (tên khoa học là Treponema pallidum gây ra, có thể xâm nhập vào máu, dịch âm đạo/ niệu đạo và lây truyền khi quan hệ không an toàn với người bệnh.
Các triệu chứng giang mai có thể diễn biến trong nhiều năm, có lúc rầm rộ, nhưng có lúc âm ỉ không triệu chứng đặc biệt khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi. Giang mai có thời gian ủ bệnh từ 3-90 ngày trước khi bùng phát triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu. Thông thường, triệu chứng của giang mai sẽ biểu hiện rõ nhất sau 2-4 tuần phơi nhiễm xoắn khuẩn giang mai.
Các triệu chứng giang mai phát triển qua 4 giai đoạn bệnh. Mỗi giai đoạn thì biểu hiện, mức độ triệu chứng cũng như mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Vậy triệu chứng bệnh giang mai như thế nào?
Triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai rất quan trọng giúp người bệnh có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Ở giai đoạn đầu, giang mai hình thành một hay một vài vết vết trợt nông cứng, hình tròn, có bờ rõ ràng và không gây đau (còn được gọi là săng giang mai).
Triệu chứng săng giang mai thường gặp nhiều nhất ở niêm mạc vùng sinh dục. Ở nữ giới, săng giang mai xuất hiện ở môi lớn, môi bé hay mép âm đạo âm hộ. Ở nam giới, săng hay xuất hiện ở bao quy đầu, miệng sáo, dương vật…
Do không đau nên người bệnh thường không quá chú ý đến vết loét và cũng do chúng chỉ xuất hiện khoảng 3-6 tuần rồi tự lành. Tuy nhiên, ngay cả khi vết loét lành lại, việc điều trị vẫn cần tiếp tục để ngăn ngừa chuyển biến sang giai đoạn 2 và lây nhiễm cho người khác.
Triệu chứng điển hình của giang mai thời kỳ 2, xuất hiện nốt phát ban da và có thể xảy ra đồng thời với tình trạng tổn thương màng nhầy niêm mạc như các vết loét tại vùng miệng, vùng sinh dục hay hậu môn. Đây là giai đoạn 45 ngày sau khi săng giang mai xuất hiện, có thể kéo dài từ 2-3 năm.
Nốt ban có đặc điểm đối xứng, màu hồng (được gọi là đào ban giang mai vì nhìn rất giống hoa đào màu đỏ hồng), khi ấn vào thì mất, không nổi cao, không bong vảy và sẽ không tự mất đi.
Một số triệu chứng mắc giang mai giai đoạn thứ phát phải kể đến sốt, nổi hạch, rụng tóc, nhức đầu, đau cơ, sụt cân, rất mệt mỏi.
Giang mai giai đoạn 1, 2 các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất khiến người bệnh lầm tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế, người bệnh giang mai đang rơi vào giai đoạn âm ỉ do xoắn khuẩn vẫn đang tồn tại và tàn phá trong cơ thể nhưng kéo dài nhiều năm trước khi chuyển sang giai đoạn tam phát (giai đoạn cuối).
Vào giai đoạn này, bệnh sẽ không có triệu chứng lâm sàng, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi xét nghiệm huyết thanh.
Giai đoạn này xuất hiện sau 3-15 năm kể từ giai đoạn 1. Khi bước vào giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai đã tàn phá phủ tạng trong cơ thể, bao gồm tim, não, hệ thần kinh, tế bào máu. Tổn thương giang mai lúc này không thể lành được nữa, và có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh.
Triệu chứng mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối chia thành 3 hình thức: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.
Triệu chứng của giang mai thần kinh gây thoái hóa não, viêm màng não, dẫn tới đột quỵ, động kinh, ảo giác. Triệu chứng bệnh giang mai tim mạch gây phình động mạch chủ và nguy cơ tử vong. Củ giang mai có thể gây biến dạng khuôn mặt của người bệnh.
Triệu chứng giang mai có khả năng tàn phá lục phủ ngũ tạng, gây nhiễm trùng, suy tim, tử vong, bại não…Giang mai không gây tổn thương cho bản thân người bệnh mà còn lây truyền cho người thân xung quanh, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây đổ vỡ hôn nhân gia đình.
Một số biến chứng nguy hiểm bệnh giang mai gây ra:
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Bệnh giang mai có chữa được không và bằng cách nào ?
Triệu chứng giang mai chủ yếu điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu nhằm ức chế sự phát triển và hoạt động của xoắn khuẩn giang mai. Người bệnh trong quá trình điều trị cần tuân thủ đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ngừng thuốc, tự dùng loại thuốc khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa giang mai là:
Trên đây là những giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về những triệu chứng giang mai cũng như mức độ nguy hiểm, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khuyến cáo mọi người khi phát sinh quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình một đêm hay bạn tình nghi ngờ nhiễm bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện và điều trị sớm nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"