Ts. Bác sĩ CK II Trịnh Tùng
Đặt lịch miễn phí
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới. Theo tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, ước tính 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc phải căn bệnh này và 11 trường hợp tử vong. Triệu chứng ban đầu của bệnh không rõ ràng. Vì vậy, sàng lọc sớm là cách phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Cổ tử cung của nữ giới được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Từ đó hình thành các khối u trong cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung
Căn bệnh này đang đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Bị ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, phổ biến nhất là nữ giới độ tuổi từ 35 – 40 tuổi.
Tại Việt Nam, căn bệnh ung thư này thường xảy ra ở nữ giới độ tuổi từ 15 – 44 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, độ tuổi mắc bệnh đang trẻ hóa. Việt Nam đã ghi nhận ca mắc bệnh chỉ mới 14 tuổi.
Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung này là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV) typ HPV 16 và 18. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV:
Tương tự ung thư khác, ung thư cổ tử cung ở Việt Nam giai đoạn đầu diễn biến khá thầm lặng, hầu như không có triệu chứng điển hình.
Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài cảnh báo, khi có triệu chứng rõ ràng, có thể bệnh đã phát triển và lan rộng.
Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Bệnh nhân có thể chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
Ra máu âm đạo bất thường
Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, có mùi hôi, có màu xanh hoặc vàng, có lẫn mủ hoặc máu,...
Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân. Mặc dù vậy, bệnh nhân không chủ quan, nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Khi khối u phát triển lớn sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh và mạch máu ở xương chậu, gây đau và sưng chân.
Cơn đau có thể âm ỉ đến buốt, tập trung ở một vị trí vùng xương hông. Nếu cơn đau mới xuất hiện và bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt, có thể cảnh báo ung thư ở cổ tử cung.
Căn bệnh này gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng sự phát triển và rụng trứng. Thậm chí, có thể làm chậm kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc có ít máu trong nước tiểu,...
Theo Liên đoàn phụ khoa và sản khoa quốc tế (FIGO) vi rút gây ung thư cổ tử cung phát triển qua 5 giai đoạn. Bao gồm giai đoạn tiền ung thư và các giai đoạn I, II, III, IV,...
1. Giai đoạn tiền ung thư (còn gọi là giai đoạn 0)
Đây là giai đoạn bề mặt cổ tử cung xuất hiện tế bào bất thường. Giai đoạn này chỉ có thể phát hiện thông qua thăm khám, sàng lọc. Bởi không có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện trong giai đoạn này.
2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1
Là tình trạng ung thư xâm lấn tại cổ tử cung nhưng không lan đến các mô hay cơ quan lân cận khác.
Tương tự giai đoạn tiền ung thư, giai đoạn này, triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh thông qua khám tử cung hoặc xét nghiệm sàng lọc.
3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Khối u đã phát triển lan ra ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào các mô xung quanh. Tuy nhiên, chưa phát triển đến các cơ hoặc dây chằng khu vực xương chậu.
4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
Là giai đoạn khối u đã phát triển lan ra ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào cấu trúc xung quanh vùng xương chậu. Lúc này, khối u có thể đã phát triển đến âm đạo, cơ, dây chằng nối của xương chậu, triệu chứng bệnh xuất hiện khá rõ ràng.
5. Ung thư ở cổ tử cung giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)
Là giai đoạn ung thư đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể (bên ngoài cổ tử cung và tử cung) như: Bàng quang, trực tràng, phổi, gan, xương,...
Thông thường, các bệnh ung thư có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 8 – 10 năm (tính từ thời điểm tế bào bị đột biến thành ung thư).
Đối với ung thư cổ tử cung hpv, thời gian từ khi nhiễm virus HPV đến khi phát triển thành ung thư kéo dài khoảng 10 – 15 năm. Thời gian ủ bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Rất nhiều phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn biến ngày một nặng.
Ngoài ra, biến chứng ung thư ở cổ tử cung có liên quan tới sự phát triển của bệnh và tác dụng phụ của liệu pháp điều trị.
Quá trình điều trị bệnh vì nhiều lý do bắt buộc phải cắt bỏ cổ tử cung để đảm bảo tính mạng. Điều này khiến nữ giới mất thiên chức làm mẹ.
Ung thư cổ tử cung không chữa trị kịp thời gây vô sinh- hiếm muộn cho nữ giới
Ung thư ở cổ tử cung là tác nhân dẫn tới rối loạn cảm xúc. Nguy cơ trầm cảm cao, đổ vỡ hạnh phúc gia đình,...
Nhiều trường hợp, khối u phát triển chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu khỏi thận. Nước tiểu tích tụ lâu ngày khiến thận sưng, khả năng dẫn tới sẹo, suy giảm chức năng thận.
Nếu ung thư ở cổ tử cung lan vào âm đạo, ruột, bàng quang,... có thể gây chảy máu khu vực này, kèm đi tiểu lẫn máu.
Có thể nói, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ngày càng tăng. Tiên lượng sống của bệnh nhân mắc căn bệnh này phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm sức khỏe bệnh nhân, loại ung thư, mức độ phát triển của khối u, đáp ứng của bệnh với phương pháp điều trị,...
Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài nhấn mạnh:
Bệnh nhân cần hiểu, đến giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống, việc chữa khỏi gần như không thể hy vọng. Tuy nhiên, không vì vậy mà bệnh nhân đánh mất sự lạc quan. Dù bất kỳ giai đoạn nào, hãy giữ vững tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực.
Ung thư cổ tử cung ở người trẻ hay người già cũng vậy, nếu phát hiện bản thân mắc bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không được lo lắng. Cần chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để nhận phác đồ điều trị thích hợp.
Thuốc chữa căn bệnh ung thư này không chỉ bao gồm các loại thuốc hóa chất được sử dụng trong hóa trị. Người bệnh còn có thể sử dụng một số cây thuốc, bài thuốc đông y khác nhau,... nhằm hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
Có nhiều loại thuốc tây y được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư ở cổ tử cung. Tùy thuộc từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sử dụng biện pháp khác nhau. Một số loại thuốc phổ biến:
Thuốc kháng sinh điều trị ung thư cổ tử cung (Hình ảnh minh họa)
Hầu hết bài thuốc đông y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân sử dụng theo đúng chỉ định bác sĩ. Không ngừng thuốc hoặc tự ý mua thuốc về uống.
Ngoài sử dụng thuốc tây y, việc điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm bằng bài thuốc đông y được nhiều bệnh nhân quan tâm. Hầu hết thuốc đông y lành tính, không để lại tác dụng phụ cho bệnh nhân,...
Theo đông y, xạ đen tính hàn, vị đắng chát, tiêu viêm, giải độc, hỗ trợ điều trị ung thư, phòng chống nhiễm khuẩn,...
Bài thuốc từ thân cây: Chuẩn bị 100g thân xạ đen, rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước. Khi nước sôi 10 – 15 phút thì chắt lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc từ lá cây: Chuẩn bị khoảng 50g xạ đen, rửa sạch. Sắc với 1.5 lít nước, đun sôi 10 – 15 phút. Chắt lấy nước và uống hàng ngày.
Theo đông y, cây lược vàng nổi bật trong diệt khuẩn, tiêu viêm, kiềm chế sự phát triển của khối u cổ tử cung.
Bài thuốc từ lá lược vàng: Lá lược vàng tươi rửa sạch, giã nhuyễn với ít muối, chắt lấy nước uống.
Cây lược vàng
Bài thuốc từ cây lược vàng: Cây lược vàng cắt nhuyễn, phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày cho 15 – 20g lược vàng phơi khô, đun với nước uống.
Trinh nữ hoàng cung có khả năng ức chế phân bào, hạn chế sự phát triển của khối u và sự di căn của tế bào ung thư.
Nguyên liệu: 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g hạ thảo khô, 6g hương tư tử, 8g hoàng cầm, 12g rễ cỏ xước.
Cách thực hiện: Cho vào nồi sắc lấy nước. Chia uống thành 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày.
Bài thuốc đông y trị bệnh ung thư ở cổ tử cung hầu hết cho kết quả khá chậm. Chỉ hỗ trợ điều trị bệnh giai đoạn 1, nếu bệnh nặng, giai đoạn 3 trở đi, việc điều trị
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung bằng mẹo dân gian thực ra không cao. Bởi đây là những loại thảo dược tự nhiên, chỉ kết hợp điều trị chứ hoàn toàn không thể thay thế phương pháp điều trị ngoại khoa là xạ trị, hóa trị,...
Trà xanh đóng vai trò quan trọng với việc phòng ngừa và điều trị ung thư ở cổ tử cung. Trà xanh chứa hợp chất hoạt tính sinh học polyphenol và epigallocatechin-3-gallate – Những chất này hạn chế cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư.
Hợp chất curcumin trong củ nghệ có khả năng điều trị ung thư ở cổ tử cung bằng cách ức chế sự hình thành mạch. Từ đó vô hiệu hóa quá trình sinh lý, tạo ra mạch máu mới, chặn chất dinh dưỡng và oxy nuôi khối u,...
Củ nghệ
Tỏi chứa chất oxy hóa có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch huyết.
Lô hội rất tốt cho bệnh nhân cổ tử cung vì nó hạn chế chất độc ung thư nguy hiểm. Ngoài ra, lô hội còn ngăn ngừa biến chứng ung thư ở cổ tử cung như tiêu chảy.
Lá đu đủ được dân gian lưu truyền có tác dụng điều trị ung thư ở cổ tử cung. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học vẫn chưa rõ ràng. Tác dụng phụ khi sử dụng lá đu đủ phơi khô sắc nước uống có thể gặp tác dụng phụ: Đi tiểu có chất nhầy, mùi hôi, tiêu chảy,...
Y học hiện đại cùng với trang thiết bị kỹ thuật tân tiến, hiện đại giúp việc tầm soát, xét nghiệm bệnh định kỳ hàng năm cho kết quả chính xác.
Các phương pháp xét nghiệm rà soát ung thư cổ tử cung phổ biến:
Ngoài ra, một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo,... cũng được bác sĩ yêu cầu thực hiện trong quá trình thăm khám.
Ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là thắc mắc nhận được nhiều quan tâm của chị em phụ nữ. Thực tế, có nhiều cuộc nghiên cứu cho rằng ung thư ở cổ tử cung di truyền, có nhiều nghiên cứu cho rằng ung thư ở cổ tử cung không di truyền vì cho rằng căn bệnh này do nhiễm virus HPV.
Những người mắc bệnh ung thư này, ngoài lo lắng cho bản thân, còn lo lắng cho con gái của họ.
Theo các nhà nghiên cứu thừa nhận, ung thư ở cổ tử cung có yếu tố di truyền từ mẹ sang con hoặc thế hệ xa hơn. Những tế bào ung thư tiềm ẩn trong người của người mẹ bị ung thư khi chưa phát ra sẽ di truyền đến con cái trong một vài trường hợp.
Người mắc ung thư ở cổ tử cung, con cái hoặc họ hàng của thế hệ sau có thể mắc chính căn bệnh này. Một số khác mắc bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,...
Theo khảo sát của chuyên gia y tế Châu Á, một số nước có tới 39% phụ nữ cho rằng ung thư ở cổ tử cung là bệnh di truyền.
Đây là cách hiểu hoàn toàn sai. Bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus HPV gây ra. Đây là virus lây nhiễm qua đường tình dục và gây u nhú ở người.
Vì vậy, ung thư ở cổ tử cung không phải bệnh di truyền. Vì vậy, nếu mẹ mắc bệnh không có nghĩa con sẽ mắc bệnh.
Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể tiêm vắc-xin ngăn tuýp virus HPV với tỷ lệ thành công lên đến 70%. Ngoài ra, nên tìm hiểu con đường dẫn tới ung thư và biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Ăn gì chống ung thư cổ tử cung là thắc mắc được chị em phụ nữ quan tâm. Bệnh nhân mắc bệnh nên ăn thực phẩm để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, tránh viêm nhiễm,...
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng cường hệ miễn dịch
Bên cạnh những thực phẩm có thể đẩy lùi và chống lại bệnh hiệu quả. Một số thực phẩm lại tiếp tay khiến triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Bệnh nhân nên tránh xa những thực phẩm sau:
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung kiêng thực phẩm có vị cay, đắng....
Có tế bào ung thư cổ tử cung tiêm hiệu quả không? Vắc-xin phòng ngừa căn bệnh ung thư này chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV type 16, 18. Đây là 2 type dễ gây ung thư cổ tử cung.
HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả, nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục:
Lịch tiêm mỗi người 3 mũi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 2 tháng, mũi thứ 3 nhắc lại sau 6 tháng. Thời gian mang thai không tiêm ngừa.
Mặc dù tỷ lệ người mắc bệnh phụ khoa nói chung, ung thư cổ tử cung xâm lấn nói riêng vẫn đang gia tăng từng giờ, từng ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ vẫn e ngại không đi thăm khám.
Đây là yếu tố khiến bệnh ngày một nặng hơn, trầm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng. Để giảm thiểu trường hợp mắc phải, kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe,... phái đẹp nên tiêm vắc-xin phòng tránh. Đừng quên thực hiện tầm soát ung thư ở cổ tử cung.
Nếu đang tìm kiếm địa chỉ tầm soát ung thư ở cổ tử cung, một đơn vị y tế phái đẹp không nên bỏ qua là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Địa chỉ tầm soát, phát hiện ung thư cổ tử cung hiệu quả
Đây là địa chỉ y tế không xa lạ với người dân thủ đô và tỉnh thành lân cận. Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, tận tâm với bệnh nhân. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại, hỗ trợ tích cực cho quá trình thăm khám, xét nghiệm,...
Ngoài ra, chi phí tầm soát ung thư cũng là vấn đề khiến người bệnh băn khoăn. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra mức chi phí cụ thể vì còn phụ thuộc tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ,... mà bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật cần thiết.
Phòng khám luôn cung cấp các gói dịch vụ với mức chi phí hợp lý. Bệnh nhân có thể tham khảo bảng giá niêm yết và công khai tại phòng khám để chuẩn bị tài chính tốt hơn.
Qua nội dung trong bài, chị em phụ nữ đã biết ung thư cổ tử cung nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết là gì, nên ăn gì và kiêng ăn gì,... Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999
"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"