Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt và nếu có thì phải làm sao?

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 977 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt là thắc mắc của rất nhiều chị em. Bởi, đã có rất nhiều trường hợp nữ giới sau khi dùng thuốc kháng sinh thấy chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường. Vậy tình trạng này xảy ra có thật sự là do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hay còn do nguyên nhân nào khác? Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Giao Thị Kim Vân - CKI Sản phụ khoa sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

    Bác sĩ giải đáp: Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt?

    Để hiểu đúng và đầy đủ thắc mắc về vấn đề uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt. Trước hết, chị em cần hiểu như thế nào là rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng của tình trạng này đối với sức khỏe.

    Rối loạn kinh nguyệt là thuật ngữ chỉ chung những vấn đề bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện qua những thay đổi về số ngày, lượng máu hay thậm chí là màu của máu kinh. Bao gồm: cường kinh, rong kinh, chậm kinh, máu kinh đen sẫm có mùi hôi,...

    Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở nữ giới trong mọi lứa tuổi. Điều này không chỉ khiến nữ giới thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu. Với những chị em đang có ý định sinh con thì tình trạng này lại càng tồi tệ hơn. Bởi, rối loạn kinh nguyệt sẽ làm chị em khó xác định ngày rụng trứng. Theo đó, khả năng thụ thai sẽ bị giảm đi nhiều lần so với chị em có kinh nguyệt bình thường và đều đặn.

    Với băn khoăn uống kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân - bác sĩ sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng cho biết, việc sử dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể:

    1. Thuốc kháng sinh có thể bắt chước giống với estrogen tự nhiên trong cơ thể nữ giới

    Một số loại thuốc kháng sinh có thể hoạt động như xenoestrogen. Đây là một dạng estrogen tổng hợp có khả năng bắt chước estrogen tự nhiên trong cơ thể nữ giới. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể khiến cho mức độ hormone estrogen tăng đột biến. Kết quả sẽ gây ảnh hưởng tới sự rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

    2. Thuốc kháng sinh làm chậm tốc độ chuyển hóa ở gan

    Khi đi vào cơ thể, thuốc kháng sinh sẽ được hấp thu qua hệ tuần hoàn và đi vào máu để giải phóng các hoạt chất điều trị bệnh. Trước khi đào thải ra ngoài, thuốc sẽ được chuyển hóa để làm giảm hoặc mất tác dụng (một số ít loại thuốc sau khi chuyển hóa ở gan mới có tác dụng chữa bệnh). Quá trình chuyển hóa này chủ yếu diễn ra ở gan, mặc dù có một số cơ quan khác cũng tham gia thực hiện nhiệm vụ này như là phổi, thận, não, niêm mạc ruột…

    Tại gan, dưới tác dụng của các enzyme chuyển hóa, thuốc sẽ được chuyển hóa để tạo thành những chất chuyển hóa có tính phân cực. Nhờ đó, thuốc dễ dàng hòa tan trong mật và nước tiểu để bài tiết ra ngoài.

    Như đã đề cập ở trên, một vài loại thuốc kháng sinh có  khả năng hoạt động tương tự như một dạng estrogen tổng hợp. Nó sẽ làm nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, gan phải thực hiện công tác đào thải lượng estrogen dư thừa này ra khỏi cơ thể. 

    Thế nhưng, kháng sinh có thể khiến tốc độ chuyển hóa ở gan bị chậm lại. Dẫn đến việc phá vỡ các xenoestrogen này cũng trở nên kém hiệu quả hơn.

    Lượng hormone dư thừa bị giữ lại trong cơ thể làm cho nồng độ estrogen tổng thể cao hơn. Kết quả là, tác dụng của lượng hormone này với cơ thể sẽ trở nên mạnh hơn. Khi xâm nhập vào máu, nó sẽ làm rối loạn thời gian rụng trứng tại buồng trứng và gây ra một loạt những triệu chứng khó chịu khác liên quan tới rối loạn kinh nguyệt.

    Mặc dù vậy nhưng chị em cũng đừng quá lo lắng. Vì thông thường thuốc kháng sinh chỉ được dùng tối đa trong khoảng 2 tuần. Nên chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sự đều đặn hay mức độ chảy máu ở các chu kỳ kinh nguyệt sau đó, trừ chu kỳ ở thời điểm hiện tại.

    Theo đó, chức năng gan không bị rối loạn trong thời gian dài và tác dụng của thuốc sẽ sớm mất đi. Như vậy, sự bất thường của kinh nguyệt dường như không kéo dài qua nhiều đợt kinh nguyệt, trừ khi bạn đang sử dụng kháng sinh dài hạn.

    Hiện nay vẫn chưa có báo cáo chính xác về tác động của các loại kháng sinh đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nên một số chuyên gia ý tế cho rằng thuốc kháng sinh không phải là lý do duy nhất gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

    Kháng sinh có thể là một yếu tố ảnh hưởng, nhưng bên cạnh đó, sự bất ổn về kinh nguyệt của nữ giới có liên quan nhiều hơn tới cơ địa. Sức đề kháng khi bạn ốm hoặc tình trạng căng thẳng,... Và những yếu tố khác liên quan đến lối sống như: ăn uống không lành mạnh, thức khuya, tập thể dục quá sức,...

    Làm cách nào để phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt khi dùng thuốc kháng sinh?

    Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không thì câu trả lời là có. Để hạn chế nguy cơ rối loạn kinh nguyệt cũng như các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, chị em cần hết sức lưu ý những điều dưới đây:

    1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

    Trước khi có ý định dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra đúng nguyên nhân gây triệu chứng bệnh. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cũng như loại thuốc tương thích với sức khỏe.

    2. Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

    Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo điều trị hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Không tự ý tăng, giảm liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc để tránh hiện tượng nhờn thuốc khi điều trị.

    3. Không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà

    Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi mắc một số bệnh như viêm họng, cảm cúm, sổ mũi, đau răng…. Tuy những loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng không nên vì thế mà lạm dụng.

    Trong trường hợp đang dùng kháng sinh và thấy có biểu hiện bị rối loạn kinh nguyệt. Chị em cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem có được tiếp tục dùng thuốc không và tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

    Ngoài ra, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ kinh nguyệt trở lại bình thường. Còn nếu rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân bệnh lý phụ khoa thì chị em cần đi khám chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.

    Nếu có nhu cầu khám chữa các bệnh lý phụ khoa nói chung và tình trạng rối loạn kinh nguyệt nói riêng. Thì Đa khoa Quốc tế Cộng đồng là nơi bạn có thể tin tưởng tìm đến.

    Phòng khám là một trong những cơ sở chuyên sản phụ khoa chất lượng cao thuộc sự quản lý của Sở Y tế Hà Nội. Tiên phong trong kỹ thuật khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt bằng Đông - Tây y kết hợp vật lý trị liệu. 

    Đặc biệt, sử dụng thuốc đông y sẽ hỗ trợ làm giảm các tác dụng phụ của thuốc tây y. Đồng thời, loại thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cân bằng nội tiết, nâng cao thể trạng,... Nhờ đó giúp ổn định kinh nguyệt cho chị em.

    Trên đây là những giải đáp của bác sĩ về vấn đề uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không. Qua đây, hy vọng chị em sẽ có biện pháp sử dụng thuốc đúng đắn và phù hợp. 

    Nếu còn băn khoăn nào về tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể liên hệ qua số máy 0243 9656 999 để được các chuyên gia sức khỏe hỗ trợ kịp thời.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;