[ Tổng hợp ] 10+ Dấu hiệu giang mai theo từng giai đoạn dễ nhận biết

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 678 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Dấu hiệu giang mai thường khá dễ nhận biết, tuy nhiên không ít người thường có tâm lý chủ quan hoặc nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh da liễu. Việc phát hiện bệnh sớm thông qua các triệu chứng sẽ giúp người bệnh được chữa trị kịp thời, tránh mắc phải di chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

    Bệnh giang mai và con đường lây truyền

    Dấu hiệu giang mai là cách nhận biết một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất - bệnh giang mai. Bệnh này do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, thường lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua những con đường chủ yếu như sau:

    • Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn : 90% trường hợp người khỏe mạnh bị lây nhiễm bệnh giang mai là do quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
    • Do tiếp xúc với dịch nhầy chứa mủ giang mai qua các vết thương hở trên da, niêm mạc.
    • Lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể của thai nhi thông qua nhau thai.
    • Lây qua đường truyền máu hoặc dùng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm bệnh.

    Nắm được các nguyên nhân gây truyền bệnh giang mai sẽ giúp người bệnh chú ý kiểm soát để tránh lây lan, đồng thời giúp người khỏe mạnh có kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

    Bệnh giang mai và con đường lây truyền

    Nhận biết dấu hiệu giang mai qua từng giai đoạn của bệnh

    Các dấu hiệu giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất vào một số giai đoạn. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ chuyển từ nhẹ sang giai đoạn nặng với diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, bạn cần nhận biết một số triệu chứng chung của bệnh giang mai như sau:

    • Xuất hiện các vết loét nhỏ, không đau trên dương vật, âm đạo, xung quanh hậu môn hoặc trong khoang miệng.
    • Các nốt ban đỏ mọc trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
    • Các sẩn giang mai như mụn cóc sinh dục xuất hiện trên âm hộ hoặc xung quanh hậu môn.
    • Trên niêm mạc miệng xuất hiện các mảng trắng.
    • Triệu chứng đi kèm: mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, sốt, nổi hạch ở cổ, nách hoặc bẹn.

    Bệnh giang mai trải qua các giai đoạn phát triển dưới đây:

    Giang mai giai đoạn I:

    Các biểu hiện lâm sàng sẽ xuất hiện sau khoảng 10-90 ngày nhiễm bệnh, cụ thể:

    • Xuất hiện các săng giang mai, là vết trợt hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ tươi, đáy rắn, không gây đau ngứa hay chảy mủ. Săng có thể mọc ở cơ quan sinh dục như quy đầu, thân dương vật, bìu,...; môi lớn, môi bé, mép âm hộ,... hoặc ở hậu môn, môi, lưỡi,…
    • Hạch sẽ xuất hiện sau vài ngày có săng. Hạch giang mai là các khối rắn mọc riêng rẽ trên cổ, nách hoặc bẹn,..., không chứa mủ, không gây đau đớn.

    Các dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường bị người bệnh bỏ qua, có thể tự biến mất sau 6-8 tuần.

    Giang mai giai đoạn II: 

    Giai đoạn thứ hai của giang mai bắt đầu sau 6-8 tuần kể từ khi xuất hiện săng, bao gồm các biểu hiện sau:

    Với giang mai giai đoạn II sơ phát, các nốt ban và hạch lan ra toàn thân. Các nốt ban màu đỏ, mịn nhẵn, ranh giới rõ, không có vảy, khi mất đi sẽ để lại các mảng loang lổ trên da.

    Giang mai giai đoạn II thứ phát có thể bắt đầu sau khoảng 4-12 tháng kể từ khi mắc giang mai khởi phát. Các biểu hiện là các vết ban đào tái phát lớn hơn, có thể xếp hình vòng. Các sẩn giang mai cũng xuất hiện với các hình thái đa dạng. Ở hậu môn hoặc âm hộ, các sẩn lớn hơn bình thường, có đáy bè rộng, bề mặt phẳng và ẩm ướt.

    Giang mai giai đoạn cuối: 

    Trải qua giai đoạn tiềm ẩn không có triệu chứng, thời kỳ cuối của giang mai thường bắt đầu vào năm thứ ba của bệnh hoặc hàng chục năm sau mới xuất hiện.

    Ngày nay, giang mai thời kỳ cuối khá hiếm gặp vì bệnh nhân thường phát hiện và điều trị bệnh sớm. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn sẽ khu trú, phá hủy các tổ chức nội tạng, gây nên thương tổn mang tính vĩnh viễn, thậm chí làm người bệnh mất mạng.

    Nhận biết dấu hiệu giang mai qua từng giai đoạn của bệnh

    Các biến chứng tai hại của bệnh giang mai

    Sau khi nhận thấy các dấu hiệu giang mai, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh không chỉ gây tổn thương khắp cơ thể người bệnh mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hại như:

    Tác hại đối với hệ thần kinh

    Xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh như đau đầu, viêm màng não, mất thính lực, suy giảm thị lực. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến mù lòa, sa sút trí tuệ, tệ liệt dây thần kinh cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục,…

    Dễ bị nhiễm HIV

    Người bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai lây truyền qua đường quan hệ tình dục phải đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 2-5 lần người bình thường. Bởi vết loét niêm mạc do giang mai dễ chảy máu nên virus HIV có cơ hội xâm nhập vào cơ thể trong quá trình giao hợp.

    Biến chứng thai sản

    Nếu người mẹ mắc bệnh giang mai có thể sẽ lây truyền cho thai nhi. Bệnh giang mai khiến thai phụ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, chết lưu thai hoặc trẻ tử vong chỉ vài ngày sau khi sinh.

    Các biến chứng tai hại của bệnh giang mai

    Phương pháp hiệu quả chữa trị bệnh giang mai

    Khi phát hiện ra các dấu hiệu giang mai ở người bệnh, bác sĩ thường chỉ định phác đồ điều trị theo quy trình dưới đây.

    Bước 1: Điều trị bằng thuốc kháng sinh

    Ở giai đoạn đầu, bệnh giang mai có thể chữa được bằng thuốc. Một trong những lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ là chỉ định người bệnh dùng penicillin, loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai và thường có hiệu quả đối với các giai đoạn nhẹ của bệnh. Nếu bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác hoặc giải mẫn cảm với penicillin.

    Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai ở giai đoạn khởi phát, thứ phát hoặc giai đoạn tiềm ẩn, bác sĩ khuyến nghị tiêm penicillin một liều duy nhất. Đối với người bệnh giang mai lâu hơn 1 năm, có thể tiêm thêm liều bổ sung. Điều trị giang mai bằng penicillin cũng là phương pháp duy nhất được chỉ định cho bệnh nhân có thai.

    Ngày điều trị đầu tiên, bệnh nhân có thể có những phản ứng với thuốc như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức người, đau đầu,... Những triệu chứng này thường biến mất sau một ngày.

    Phương pháp hiệu quả chữa trị bệnh giang mai

    Xem thêm : [ Review ] 10+ Triệu chứng giang mai phổ biến ở nam giới và nữ giới

    Bước 2: Theo dõi, điều trị bảo tồn

    Sau bước điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện những điều sau theo chỉ định của bác sĩ:

    • Xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo liều lượng penicillin thích hợp với bệnh nhân. Việc theo dõi tùy vào tình trạng bệnh.
    • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị xong và kết quả xét nghiệm máu cho thấy xoắn khuẩn đã được loại bỏ hiệu quả.
    • Thông báo cho bạn tình để họ được thăm khám và điều trị (nếu cần).

    Việc chẩn đoán, xét nghiệm cho kết quả chính xác sẽ chi phối hiệu quả của quá trình điều trị, vì vậy người bệnh cần tìm cho mình địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám. Đến với phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), tại đây cung cấp các gói khám sức khỏe, xét nghiệm sàng lọc bệnh xã hội, trong đó có giang mai. Người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán chính xác và được tư vấn về phác đồ chữa bệnh giang mai hữu hiệu bởi các bác sĩ chuyên gia trong ngành.

    Cuối cùng, hy vọng những thông tin về dấu hiệu giang mai có thể giúp bạn đọc nhận biết bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;