Nhiễm nấm Candida : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 65 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Nhiễm nấm Candida là một bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể người. Đây cũng là một trong những diện bệnh mà khá nhiều người quan tâm cũng như tìm hiểu thêm thông tin hoặc mắc bệnh lý này đi tìm thông tin. Vậy nhiễm nấm Candida là gì, những thông tin cần biết thêm về bệnh lý này như thế nào? Cùng chuyên gia bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tìm lời giải qua bài viết sau đây.

    Nhiễm nấm Candida là gì?

    Các chuyên gia cho biết, nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm gây ra có tên gọi là Candida, thường là Candida albicans. Nấm Candida có thể gây tổn thương tới bộ phận sinh dục, miệng, da và máu.

    Hơn nữa một số loại thuốc và một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm loại nấm này. Bệnh thường xuất hiện trên những vùng cơ thể ấm và ẩm ướt.

    Nhiễm nấm Candida ở âm đạo thường được gọi là viêm âm đạo do nấm, trong khi nhiễm trùng trong miệng thì sẽ được gọi là bệnh tưa miệng. Các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm nấm Candida sẽ khác nhau tùy thuộc vào vùng nhiễm trùng.

    Candida có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi đe dọa tới tính mạng. Một số dạng nhiễm nấm Candida khác có thể mang tính nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Thường là nhiễm khuẩn máu do nấm Candida xâm nhập vào máu.

    Nhiễm nấm Candida là gì?

    Dấu hiệu triệu chứng nhận biết nhiễm nấm Candida

    Các biểu hiện, triệu chứng nhiễm nấm Candida sẽ khác nhau tùy vào từng vị trí bị nhiễm loại nấm men này, cụ thể là:

    Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở âm đạo

    Khi nhiễm loại nấm men này xảy ra ở âm đạo, nữ giới sẽ có những biểu hiện như:

    • Ngứa hoặc đau nhức âm đạo.
    • Dịch tiết âm đạo sẽ có dạng sệt, xốp, dính như bã đậu.
    • Cảm giác khó chịu, nóng rát ngoài âm đạo, đặc biệt khi đi tiểu hoặc chạm vào khu vực này.
    • Cảm thấy đau và khó chịu khi quan hệ tình dục.

    Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở miệng

    Nấm Candida ở miệng sẽ khiến bên trong miệng xuất hiện những mảng trắng, đặc biệt trên lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Nếu cạo sạch những mảng trắng này sẽ thấy khu vực bị viêm đỏ, có khi chảy máu nhẹ.

    Khi nhiễm nấm Candida ở miệng, vùng da khóe miệng có thể bị nứt nẻ, đỏ ửng, ẩm ướt. Đôi khi các tưa miệng sẽ gây đau đớn nhưng đa số là không.

    Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở thực quản

    Cũng có thể gọi là viêm thực quản khi nhiễm nấm Candida ở thực quản. Bệnh lý này có thể khiến người bệnh khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt. Bên cạnh đó còn có thể cảm thấy đau ở ngực hay phía sau xương ức.

    Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở da

    Nhiễm nấm Candida ở da sẽ khiến da xuất hiện những mảng da đỏ, ẩm, ngứa và đôi khi có mụn mủ nhỏ ở xung quanh.

    Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở trong máu

    Khi tình trạng nhiễm nấm Candida xảy ra trong máu, người bệnh có thể xuất hiện một loạt những triệu chứng nghiêm trọng: Từ sốt không rõ nguyên nhân cho tới sốc và suy đa tạng.

    Đây là trường hợp nhiễm nấm Candida cảnh báo nguy hiểm cao nhất tới sức khỏe người bệnh.

    Dấu hiệu triệu chứng nhận biết nhiễm nấm Candida

    Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

    Trên thực tế, nhiễm nấm Candida có thể xảy ra nếu một số yếu tố tác động làm tăng khả năng phát triển của loài nấm Candida này trên da làm mất tầm kiểm soát chúng. Bởi nấm men Candida luôn tồn tại sẵn trên cơ thể người.

    Các yếu tố có thể là nguyên nhân gây tình trạng nhiễm nấm Candida là:

    • Dùng kháng sinh không đúng với chỉ định của bác sĩ như sử dụng quá liều hay tự ý dùng thuốc…
    • Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid và một số thuốc điều trị ung thư làm suy giảm hệ miễn dịch.
    • Ảnh hưởng của những bệnh như: ung thư, AIDS, đái tháo đường…
    • Lạm dụng thuốc tránh thai.

    Các yếu tố, đối tượng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida có thể kể tới như:

    • Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm nấm Candida. Tuy nhiêm phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.
    • Những người có hệ miễn dịch suy yếu: bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh, người nhiễm HIV/AIDS.
    • Người sử dụng kháng sinh, thuốc corticoid dài ngày.
    • Người đang điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị.
    • Người vệ sinh cơ thể kém. không sạch sẽ.
    • Phụ nữ có nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen tăng cao.
    • Một số nguyên nhân khác: béo phì, thời tiết nắng nóng, mặc đồ lót quần áo quá chật, đeo răng giả sai cách trong thời gian dài..

    Nhiễm nấm Candida có gây nguy hiểm không?

    Các chuyên gia bác sĩ cho biết, sự nguy hiểm khi nhiễm nấm Candida còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Dù ít gây nguy hiểm tới tính mạng song, nấm Candida có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất của người bệnh. Cụ thể như:

    • Ảnh hưởng tới tâm lý: Tình trạng nhiễm nấm Candida thường gây ra những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy, mùi hôi vùng kín… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, khiến chị em tự ti trong giao tiếp mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục của bản thân người mắc.
    • Lây truyền bệnh cho bạn tình: Nấm Candida có thể lây truyền qua đường tình dục, vì vậy nếu không được xử lý đúng cách, nấm men này cũng có thể lây sang nam giới và gây bệnh.
    • Suy giảm hệ miễn dịch: Nhiễm nấm Candida là một trong số những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch người mắc suy giảm. Yếu tố này tạo điều kiện cho các bệnh lý nguy hiểm khác phát triển và tấn công sức khỏe người bệnh, mà trong đó đáng lo ngại nhất là bệnh xã hội.
    • Gây vô sinh - hiếm muộn: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm nấm Candida. Nấm men này có thể gây tắc nghẽn vòi trứng, viêm vòi trứng, viêm âm đạo, viêm tử cung… Từ đó dẫn tới tình trạng khó thụ thai gây vô sinh, hiếm muộn.

    Khi phát hiện những triệu chứng bất thường như khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy vùng kín hay đau rát khi quan hệ… Chị em nên thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp khắc phục, điều trị kịp thời.

    Nhiễm nấm Candida có gây nguy hiểm không?

    Điều trị nhiễm nấm Candida như thế nào?

    Nhiễm nấm Candida được điều trị như thế nào theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cách điều trị sẽ khác nhau theo từng vị trí bị nhiễm nấm. Cụ thể như:

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở âm đạo

    Để điều trị nấm Candida âm đạo (chữa nấm âm đạo), các bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc trị nấm Candida dùng trực tiếp ở âm đạo. Có thể dưới dạng viên nén đặt âm đạo, kem bôi hoặc thuốc mỡ.

    Một số loại thuốc trị nấm Candida ở âm đạo thường được bác sĩ chỉ định có thể tham khảo như: Butoconazole, Clotrimazole, Miconazole, Nystatin, Tioconazole… Hoặc đôi khi có thể dùng 1 liều duy nhất Fluconazole để điều trị.

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở miệng

    Khi này bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc trị nấm Candida dạng bôi để chữa bệnh như: Nystatin, Clotrimazole. 

    Trường hợp bệnh nhẹ có thể dùng dung dịch thuốc Nystatin dạng ngậm và uống, hay viên ngậm Clotrimazole. Nếu nặng hơn, có thể dùng các loại thuốc chống nấm như Fluconazole thường được chỉ định uống 1 lần/ ngày.

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở thực quản

    Tình trạng này thường được chỉ định điều trị bằng thuốc trị nấm Candida đường uống như Fluconazole.

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở da

    Nếu người bệnh nhiễm nấm Candida ở da, thường có thể được chỉ định dùng các loại thuốc uống và kem bôi ngoài da để điều trị nấm trên da hiệu quả. 

    Lưu ý, vùng da bị nhiễm nấm cần được sạch sẽ, khô ráo và tránh để nứt nẻ.

    Điều trị nhiễm nấm Candida ở máu

    Ở trường hợp này thường bắt đầu điều trị với thuốc chống nấm trên tĩnh mạch như: Voriconazole, Fluconazole… Tại những người có số lượng bạch cầu giảm thấp sẽ cần dùng thuốc chống nấm để tiêm tĩnh mạch khác thay thế như: Caspofungin, Micafungin…

    Ngoài ra còn có một số bài thuốc dân gian chữa nấm Candida đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm. Có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như:

    Chữa nấm Candida bằng lá chè xanh

    Trong lá chè xanh chứa chất EGCG có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị lượng lá trà vừa đủ, rửa sạch rồi vò nát sau đó đun sôi với lượng nước vừa đủ. 
    • Khi đã sôi, để nguội bớt và tiến hành xông vùng kín. Phần nước này sau khi nguội có thể rửa kín lại vùng kín 1 lần nữa. Thực hiện 2 - 3 lần/ tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    Chữa nấm Candida bằng lá trầu không

    Trầu không cũng là một loại dược liệu hiệu quả trong việc điều trị phụ khoa, thường xuất hiện trong một số bài thuốc điều trị phụ khoa.

    Cách thực hiện: Lá trầu không cũng làm y hệt như cách chữa bằng lá chè xanh và cũng thực hiện với tần suất 2 - 3 lần/ tuần.

    Xem thêm ; [ Review ] 5+ Dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm candida hiệu quả và an toàn

    Chữa nấm Candida bằng tỏi

    Tỏi là một nguyên liệu thường được dùng trong các món ăn hàng ngày và được biết đến với khả năng kháng viêm, tăng sức đề kháng, trị cảm… Đây cũng là một trong những loại dược liệu điều trị nấm Candida rất tốt.

    Cách thực hiện: 

    • Chuẩn bị 4 - 5 tép tỏi, rửa sạch, giã nhuyễn đem hòa tan với một cốc nước ấm. Sau đó lọc bỏ phần bã và lấy phần nước ép lau, rửa và vệ sinh 2 lần/ ngày.
    • Ngoài ra có thể thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày cũng góp phần hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida.

    Xem thêm : Nấm Candida ở nữ giới : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    Cần lưu ý gì khi điều trị nhiễm nấm Candida?

    Khi điều trị nhiễm nấm Candida người bệnh cần lưu ý một số điều sau để việc chữa trị bệnh lý này đem lại hiệu quả cao nhất, nhanh nhất mà không gây biến chứng hay nguy hiểm khác cho chính sức khỏe bản thân người bệnh như:

    • Cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp điều trị bệnh sẽ có hiệu quả, chính xác, hợp lý và an toàn cho sức khỏe người bệnh.
    • Không tự ý mua và tự ý dùng thuốc để điều trị bởi có thể khiến bệnh nặng hơn, hoặc nhờn thuốc. Nguy hiểm nhất là bệnh sẽ gây những biến chứng và gặp phải những tác dụng phụ không biết, không mong muốn của thuốc gây ra.
    • Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là các bộ phận nơi bị nhiễm nấm Candida.
    • Tránh sử dụng các chất kích thích, dung dịch âm đạo tính khử mạnh như: xà phòng, chất khử mùi âm đạo…
    • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh lây nhiễm bệnh.
    • Tránh mặc đồ bó sát hoặc đồ lót quá chật, nên mặc quần áo, đồ lót sạch, khô thoáng.
    • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có khoa học để tăng sức đề kháng cho bản thân, ngăn chặn nhiễm nấm Candida.

    Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo địa chỉ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng - 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện điều trị nhiễm nấm Candida hoặc các bệnh lý nam khoa, phụ khoa, các bệnh xã hội khác uy tín và an toàn nhất Hà Nội hiện nay.

    Mong rằng những chia sẻ về vấn đề nhiễm nấm Candida có ích cho bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc khác về vấn đề trên bạn có thể gọi tới hotline 0243 9656 999 các chuyên gia sẽ giải đáp nhanh nhất và cụ thể nhất.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;