[ Giải Đáp ] Thời gian ủ bệnh nấm Candida là bao lâu và bệnh có nguy hiểm không ?

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 362 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Thời gian ủ bệnh nấm Candida thường không rõ ràng và phụ thuộc vào từng trường hợp cũng như vị trí mắc bệnh. Nhận biết rõ thời gian ủ bệnh nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị phù hợp. Dưới đây bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp thời gian ủ bệnh khi nhiễm nấm Candida mà bạn có thể tham khảo.

    Thông tin chung về tình trạng nhiễm nấm Candida

    Nhiễm nấm Candida hay còn là nhiễm trùng nấm men – một trong những tình trạng gặp phổ biến ở chị em phụ nữ, nó chỉ đứng sau bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Hiện nay, số người nhiễm nấm Candida đang có xu hướng tăng cao do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai không chỉ định tràn lan và đặc biệt quan hệ đường tình dục không an toàn.

    Nấm Candida bình thường ký sinh trên cơ thể người mà không gây tác hại, ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng khi gặp môi trường hoặc yếu tố thuận lợi thì loại nấm này sẽ phát triển với số lượng lớn và gây ra những dấu hiệu khó chịu. Nấm men có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận như: 

    • Khoang miệng: Các triệu chứng xuất hiện ở môi, bên trong má, vòm miệng, lưỡi.
    • Thực quản: Nấm Candida từ miệng sẽ lan sang thực quản chúng là nguyên nhân gây viêm ở thực quản. 
    • Da: Những vùng da ẩm ướt và không khô thoáng bao gồm vùng da quanh háng, vùng da tiếp xúc với móng tay vùng ngấn ở tay, nếp nhăn ở mông ngực, bàn tay 
    • Âm đạo: Ở âm đạo phụ nữ vẫn có lượng nấm candida nhất định nhưng nếu âm đạo bị mất cân bằng độ ẩm thì nấm Candida sẽ sinh sôi và phát triển mạnh. Đặc biệt nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc những chị em đang mắc bệnh tiểu đường. 
    • Toàn thân: Nấm Candida xâm nhập và tấn công ở khí quản, ống thông khí… sau đó chúng có thể lây lan khắp cơ thể. Nhiễm nấm Candida toàn thân thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị sinh non, có cân nặng thấp hoặc có hệ miễn dịch yếu.

    Tại mỗi bộ phận khi nhiễm nấm sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau, đa số người bệnh đều cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, phù đỏ niêm mạc da hoặc xuất hiện các nốt mẩn đỏ mọc thành từng đám. 

    Thông tin chung về tình trạng nhiễm nấm Candida

    Thời gian ủ bệnh nấm Candida là bao lâu ?

    Các bác sĩ chuyên khoa cho biết thời gian ủ bệnh nấm Candida bao lâu còn phụ thuộc vào tùy từng trường hợp và không có sự cố định. Hiện cũng không xác định thời gian ủ bệnh khi mắc nấm Candida rõ ràng. Nấm Candida có thể ký sinh trong cơ thể mà không gây ra những dấu hiệu khó chịu, tuy nhiên nếu gặp yếu tố thuận lợi chúng sẽ bùng phát bất cứ khi nào. 

    Thời gian ủ bệnh nấm Candida phụ thuộc vào yếu tố, nguyên nhân gây bệnh. Thông thường những người bị nấm Candida tấn công thường có hệ miễn dịch yếu, sống trong môi trường ẩm ướt là điều kiện để nấm sinh sôi và phát triển. Ngoài ra những đối tượng và trường hợp mắc bệnh nấm Candida thường gặp phải là do: 

    • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc sử dụng các thuốc có chứa thành phần Corticoid. Những loại thuốc này sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trên cơ thể, điều này tạo điều kiện đế nấm Candida phát triển
    • Người có hệ miễn dịch yếu như: Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, người mắc bệnh tiểu đường, người bị nhiễm HIV/AIDS…
    • Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ, không giữ vùng da khô thoáng, thường xuyên ở những nơi ẩm ướt nhất là vùng kín không thông thoáng. Điều này tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sôi và gây bệnh. 
    • Những người mắc bệnh ung thư hoặc đang trong thời gian hóa trị hoặc xạ trị
    • Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đặc biệt là những người thường bị khô miệng hoặc đang niềng răng, đeo răng giả
    • Phụ nữ có nồng độ estrogen tăng cao hơn mức bình thường, thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn với người bị nấm Candida.
    • Thường xuyên sử dụng các loại quần lót quá chật, làm bằng chất liệu có chứa nhiều nilong hoặc không thoáng khí. 
    • Những người phải đặt ống luồn tĩnh mạch lâu ngày, bạch cầu trung tính giảm, mắc các bệnh về máu ác tính…

    Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, nếu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng chính là nguyên nhân gây nấm Candida. 

    Thời gian ủ bệnh nấm Candida là bao lâu ?

    Tìm hiểu thêm: Nấm Candida có tự khỏi không?

    Ngoài câu hỏi về thời gian ủ bệnh nấm Candida thì rất nhiều chị em lo lắng và đặt câu hỏi nấm Candida có tự khỏi được không? Bình thường ở điều kiện và môi trường không thuận lợi nấm Candida sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi và gây ra dấu hiệu khó chịu. 

    Thực tế cho thấy, người mắc bệnh nấm Candida không thể tự khỏi được vì khi loại nấm này xuất hiện chúng sẽ không tự biến mất thậm chí chúng còn có thể sinh sôi và phát triển rất nhanh. Do đó, người bệnh nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần phải có phác đồ và thời gian điều trị bệnh phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm.

    Nếu bạn chủ quan và cho rằng nấm Candida có thể biến mất thì thực tế chúng không thể biến mất mà không điều trị. Có thể bạn sẽ thấy các triệu chứng biến mất sau một thời gian nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì loại nấm này vẫn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. 

    Ở những lần bệnh tái phát sau, triệu chứng và biến chứng thậm chí còn nghiêm trọng và nguy cơ bệnh phát triển mãn tính rất cao. 

    Tìm hiểu thêm: Nấm Candida có tự khỏi không?

    Đâu là cách điều trị nấm Candida hiệu quả ?

    Sau thời gian ủ bệnh nấm Candida nếu thấy có dấu hiệu khó chịu bạn cần thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán và đưa ra cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn mắc nấm Candida thì nên điều trị càng sớm càng tốt. 

    Để chữa nấm Candida các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc kháng nấm. Một số loại thuốc mà bạn có thể được chỉ định bao gồm: fluconazole, itraconazole clotrimazole, nystatin, miconazole, naftifine ketoconazole, butoconazole, tioconazole, terconazole, caspofungin, micafungin, anidulafungin hoặc amphotericin B.

    Sử dụng các loại thuốc chữa nấm Candida, liều lượng sẽ do các bác sĩ quyết định. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên thăm khám các bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp. 

    Mặc dù nấm Candida tồn tại ở và không gây hại, tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển với số lượng quá mức sẽ khiến người bệnh đối mặt với những nguy hiểm vì vậy bên cạnh việc điều trị bạn cần phòng ngừa bệnh bằng cách: 

    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng thêm chỉ nha khoa sau khi ăn, thay bàn chải đánh răng thường xuyên và không dùng chung bàn chải với người khác.
    • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm.
    • Hạn chế sử dụng chất kích thích, bia rượu hoặc các loại trà và caffe 
    • Không nên sử dụng chất khử mùi, các loại khăn lau có mùi và không nên thụt rửa âm đạo
    • Tránh mặc quần bó sát nhất là quần lót làm bằng chất liệu cotton để giữ cho âm đạo luôn luôn khô thoáng
    • Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu
    • Không dùng chung quần áo, khăn mặt, khăn tắm với người khác
    • Nếu có dấu hiệu nhiễm nấm Candida bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Đâu là cách điều trị nấm Candida hiệu quả ?

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Nấm candida có nguy hiểm không và chữa như nào hợp lý

    Nấm Candida ký sinh trên cơ thể người nhưng cũng có thể gây những triệu chứng khó chịu nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó bạn cần xác định thời gian ủ bệnh nấm Candida đồng thời chữa trị hiệu quả thì không nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất bạn nên đi khám các bác sĩ qua số 0243 9656 999 tư vấn để hạn chế bệnh diễn tiến xấu.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    ;