[ Chi Tiết ] Vết loét giang mai có nguy hiểm không ? ( Hình ảnh theo từng giai đoạn )

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 833 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Vết loét giang mai là dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu sau khi lây nhiễm nguồn bệnh 10-90 ngày. Khi phát hiện các vết loét ở bệnh giang mai, bạn nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm giang mai, điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy vết loét bệnh giang mai là gì, hình ảnh bệnh giang mai vết loét và cách điều trị ra sao sẽ được chia sẻ chi tiết ngay dưới đây.

    Vết loét giang mai là gì ?

    Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất (chỉ sau HIV) do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Trong đó vết loét giang mai là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất của bệnh. 

    Vì là dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh nên nếu được phát hiện từ sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Thông thường, vết loét do giang mai xuất hiện từ sau 10-90 ngày ủ bệnh, là những vết loét tròn nông không đau, không ngứa và không chảy máu; sờ vào cộm cứng với nhiều kích thước khác nhau. 

    Vết loét giang mai giai đoạn đầu sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện từ sớm và điều trị hiệu quả tại cơ sở y tế uy tín. Đây cũng là cách duy nhất giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh ám ảnh, nguy hiểm này. 

    Vết loét giang mai là gì ?

    Tổng hợp hình ảnh, dấu hiệu vết loét giang mai điển hình 

    Việc nhận biết sớm dấu hiệu vết loét giang mai vừa giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh cho người khác vừa giúp người bệnh có hướng điều trị sớm. Dưới đây là tổng hợp dấu hiệu, hình ảnh vết loét bệnh giang mai theo từng giai đoạn bệnh mà người bệnh cần hết sức chú ý: 

    Vết loét giang mai giai đoạn đầu - Săng giang mai

    Săng giang mai thường xuất hiện ở vùng kín, hậu môn và xung quanh bộ phận sinh dục. Đối với những người có quan hệ bằng miệng, giang mai còn có thể xuất hiện trong khoang miệng, lưỡi, vòm họng. 

    Người bệnh có thể nhận biết săng giang mai là những vết loét tròn nông, hình tròn hoặc hơi oval với kích thước to nhỏ khác nhau. Các vết loét này có mặt nhẵn và cứng, không đau, không gây ngứa và không chảy máu, chảy dịch. 

    Những vết loét bệnh giang mai giai đoạn đầu sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày đến vài tuần. Do đó rất nhiều người khi thấy vết loét tự mất đi, hơn nữa chúng lại không gây cảm giác đau đớn, khó chịu nên thường chủ quan nghĩ do bệnh da liễu bình thường mà bỏ qua giai đoạn vàng thăm khám và điều trị. 

     Vết loét giang mai giai đoạn đầu - Săng giang mai

    Vết loét giang mai giai đoạn 2 - Đào ban giang mai 

    Các vết loét bệnh giang mai giai đoạn 2 xuất hiện 3-6 tuần sau khi săng giang mai xuất hiện với những đặc điểm sau: 

    • Phát ban giang mai (còn gọi là đào ban giang mai) là những vết loét màu đỏ hoặc đỏ nâu, kích thước bằng đồng xu, hình dáng giống cánh hoa đào và xuất hiện toàn thân, bao gồm cả lòng bàn chân, lòng bàn tay. 
    • Đào ban giang mai cũng có thể mọc lên khi vết loét nguyên phát đang lành hoặc có thể vài tuần sau khi vết loét săng giang mai đã lành. 
    • Khác biệt hoàn toàn với phát ban da liễu khác, đào ban giang mai thường không gây ngứa, không gây đau, đôi khi nhạt màu và mọc ẩn dưới niêm mạc da khiến người bệnh không chú ý. 
    • Xuất hiện hạch tròn không mủ, có tính di động đi kèm phát ban giang mai.
    • Triệu chứng đi kèm với đào ban giang mai như sốt cao, đau họng, nhức đầu, rụng tóc, sụt cân, cơ thể mệt mỏi. 

    Vết loét giang mai giai đoạn kín

    Bước vào giai đoạn tiềm ẩn, các vết loét của giang mai thường không có biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Nhưng trong cơ thể, xoắn khuẩn giang mai vẫn đang phát triển và tàn phá cơ thể. 

    Vết loét giang mai giai đoạn cuối

    Phát ban giang mai mọc trở lại ở dạng vết loét không liền mặt và có kích thước lớn. 

    • Bên trong vết loét chứa máu, mủ và dịch nhầy rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
    • Ở giai đoạn này, vết loét ở bệnh giang mai không tự mất đi mà có khuynh hướng lan rộng toàn thân. 
    • Tấn công lục phủ ngũ tạng, biến chứng thành củ giang mai, gôm giang mai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và nội tạng, gây mất trí nhớ, mù lòa, rối loạn cảm giác…cuối cùng dẫn đến tử vong. 

    Vết loét giang mai giai đoạn cuối

    Vết loét bệnh giang mai có nguy hiểm không? 

    Các vết loét giang mai giai đoạn đầu không đau, không ngứa khiến người bệnh nhầm tưởng bệnh da liễu mà không điều trị. Đây là suy nghĩ sai lầm trực tiếp dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc về sau. Trên thực tế, các vết loét bệnh giang mai không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm:

    • Vết loét giai đoạn đầu và giai đoạn cuối có thể dẫn đến nhiễm trùng da liễu, nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. 
    • Đào ban giang mai không điều trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển biến giai đoạn cuối, trực tiếp đe dọa đến tính mạng. 
    • Xoắn khuẩn giang mai tấn công phủ tạng, dẫn đến biến chứng giang mai tim mạch, giang mai thần kinh, giang mai mắt cùng với những hệ lụy đi kèm: Mù lòa, viêm não, suy tim, suy đa tạng dẫn đến tử vong…
    • Vết loét giang mai dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ, người bệnh trở nên tự ti, tự xa lánh xã hội, bị người khác kỳ thị. 
    • Gia đình người bệnh có nguy cơ cao lây bệnh, nguy cơ đổ vỡ hôn nhân cao. 

    Vết loét bệnh giang mai có nguy hiểm không? 

    Xem thêm : Giang mai giai đoạn cuối : Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tốt hiện nay 2023

    Cần làm gì khi phát hiện vết loét giang mai?

    Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện các vết loét giang mai người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm giang mai và điều trị kịp thời. Đối với giang mai giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi có thể đạt đến 95% với tỷ lệ tái phát thấp nhất. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển giai đoạn nặng, đi kèm biến chứng thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. 

    • Hiện nay, bệnh giang mai có thể điều trị với nhiều phương pháp khác nhau:
      Điều trị bằng kháng sinh: Sử dụng Penicillin giúp tiêu diệt tế bào xoắn khuẩn giang mai, được áp dụng với bệnh nhân giang mai mọi giai đoạn. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể dùng thay thế một số nhóm kháng sinh khác nếu người bệnh không đáp ứng penicillin. 
    • Vật lý trị liệu: Trường hợp bệnh nhân giang mai có biểu hiện bất thường tim mạch và thần kinh, việc điều trị bằng vật lý trị liệu sẽ được kết hợp đồng thời với thuốc kháng sinh. Phương pháp này giúp kích hoạt tối đa hệ thống miễn dịch cơ thể, từ đó chống lại sự tấn công của xoắn khuẩn giang mai. 
    • Cân bằng miễn dịch DNA: Phương pháp giúp tăng cường tối đa sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhân có khả năng chống chịu tốt trước sự gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai. 
    • Xây dựng lối sống lành mạnh: Để tăng hiệu quả điều trị, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Quan hệ an toàn chung thủy, hạn chế hút thuốc - uống rượu bia, không dùng chung đồ cá nhân với người khác, bổ sung dinh dưỡng tăng miễn dịch…

    Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết bệnh giang mai có thể tái phát dù người bệnh đã điều trị thành công. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó việc chủ động phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết: 

    • Xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục chung thủy, an toàn. 
    • Thăm khám định kỳ, sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục thường xuyên (với đối tượng có nguy cơ cao). 
    • Thời điểm thăm khám tốt nhất là 2-3 năm kể từ khi được bác sĩ kết luận đã khỏi bệnh. 

    Cần làm gì khi phát hiện vết loét giang mai?

    Trên đây là tổng hợp hình ảnh, cách nhận biết vết loét giang mai cũng như cách điều trị bệnh hiện nay. Người bệnh còn thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp, hỗ trợ tư vấn nhanh nhất. 

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    ;