Đi ngoài ra nước không đau bụng là biểu hiện nhận biết bản thân mắc phải bệnh tiêu chảy cấp. Nếu không được chữa trị kịp thời, người mắc sẽ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng là gì?
Thông thường khi bị tiêu chảy sẽ gắn liền với những cơn đau bụng đi ngoài rất khó chịu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân bị đi ngoài ra nước nhưng không đau bụng khi gặp phải tình trạng này.
Đi ngoài không đau bụng là hiện tượng phổ biến về bệnh lý của đường tiêu hóa, điều này xảy đến là do chế độ ăn uống, vệ sinh không sạch sẽ, không đảm bảo. Người bị tiêu chảy cấp thường đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước nhiều lần trong ngày. Bệnh thường kéo dài không quá 14 ngày và không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra nước không đau bụng
Bệnh tiêu chảy thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây ra hiện tượng đau bụng hoặc không đau bụng ở người mức phải.
Nguyên nhân khi bị đi ngoài ra nước không đau bụng
Đi ngoài ra nước không đau bụng có thể đến từ bệnh lý tiêu chảy do nhiễm khuẩn từ thức ăn, tiêu chảy tả, hoặc tiêu chảy dạng lỵ, mà cụ thể đến từ những nguyên nhân như là:
- Do vi khuẩn tụ cầu
Là loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường tự nhiên với 3 loại chính là: tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh, tụ cầu vàng. Trong đó, tụ cầu vàng gây nên triệu chứng ngộ độc thực phẩm và kháng nhiều loại kháng sinh. Chúng có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Khi vào cơ thể, chúng giải phóng độc tố và gây tiêu chảy.
- Do trực khuẩn Salmonella
Khi tiêu chảy do trực khuẩn Salmonella một số biểu hiện sẽ xuất hiện như: sốt đột ngột, có thể đau bụng vùng thượng vị, quanh khu vực rốn, tiêu chảy nhiều lần, phân nặng mùi. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng tử vong do trụy mạch.
- Tiêu chảy dạng tả
Do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài ra nước không đau bụng nhiều lần trong ngày, phân lẫn nước đục như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt. Bệnh dễ bùng phát thành dịch và có tỷ lệ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời.
- Tiêu chảy dạng lỵ
Là tiêu chảy do trực khuẩn Shigella gây ra các triệu chứng như sốt, đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy và máu, có thể đau bụng và mót rặn khi đại tiện. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát thành dịch.
- Vi khuẩn E.coli sinh độc tố ruột
Người bị nhiễm khuẩn E.coli từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn nước.
Đi ngoài ra nước không đau bụng do bị nhiễm vi khuẩn E.Coli
- Ngộ độc thực phẩm
Đi ngoài ra nước không đau bụng có thể bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo an toàn, thực phẩm đóng gói có chứa hóa chất, rau phun thuốc trừ sâu… Biểu hiện đặc trưng như nôn mửa, đi ngoài ra nước. Chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
- Nhiễm ký sinh trùng
Nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra nước là do nhiễm ký sinh trùng. khi sử dụng nguồn nước bẩn và thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nếu sử dụng sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và giúp cơ thể trở lại bình thường. Tuy nhiên thuốc kháng sinh có thể dẫn tới tác dụng phụ như chứng tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần.
Biểu hiện kèm theo khi đi ngoài ra nước không đau bụng
Như chúng ta được biết đa phần nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài ra nước không đau bụng đến từ tiêu chảy cấp. Tuy nhiên cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý khác, và biểu hiện có thể kèm theo của triệu chứng này như là:
- Tiêu chảy nhiều lần, phân nát không theo khuôn, phân lỏng. Đi ngoài với tần suất liên tục, gấp nhiều ngày thường, có khi chỉ từ 20 – 30 phút/ lần. Đi phân lỏng đục, không đau bụng, không sốt hoặc sốt nhẹ.
- Mất nước nghiêm trọng. Thường xuyên khát nước, người mệt mỏi, kém sắc, da nhăn nheo, mắt trũng xuống, khô niêm mạc mắt, miệng, da không còn sự đàn hồi, cơ thể uể oải.
- Buồn nôn và nôn, thường xuất hiện từ sau 2 – 7 giờ sau khi ăn.
- Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Đây là triệu chứng dễ hiểu vì mất nước khiến cho miệng khô, không muốn ăn thức ăn.
- Biểu hiện toàn thân: Người mệt mỏi và sốt, mất nước, chán ăn, cơ thể không còn sức lực
Cách điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng hiệu quả
Để điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng hiệu quả, người bệnh nên chủ động tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị hợp lý, kịp thời. Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng này như là:
- Điều trị bằng tây y
Trong điều trị tiêu chảy ra nước việc đầu tiên cần làm uống nhiều nước hơn để tránh xảy ra tình trạng mất nước nghiêm trọng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải cho cơ thể nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng oresol, cần pha đúng liều lượng được quy định mới có thể mang lại hiệu quả tốt.
- Uống thuốc kháng sinh
Trường hợp đi ngoài ra nước do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thì người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thuốc cầm tiêu chảy. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Nếu tiêu chảy có kèm máu và sốt thì không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp này người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Thuốc kháng sinh (Hình ảnh minh họa)
- Điều trị bằng Đông y
Dùng lá mơ lông điều trị chứng đi ngoài ra nước không đau bụng rất hiệu quả vì đây được biết đến là vị thuốc giúp trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, khó tiêu và chống co thắt hồi tràng, tiêu chảy. Trong lá mơ lông có chứa các chất như protein, carotene, vitamin C… rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách làm lá mơ lông chữa bệnh tiêu chảy như sau:
Chuẩn bị 30-50g lá mơ lông, 2 quả trứng gà. Sau đó, đem lá mơ rửa sạch, thái nhỏ và trộn đều với lòng đỏ trứng gà, lót một tấm lá chuối dưới chảo, đổ hỗn hợp lá mơ vào rồi nướng trên bếp. Thực hiện 2 lần/ngày, triệu chứng đi ngoài ra nước sẽ thuyên giảm.
Thuốc đông y điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng
Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo điều trị đi ngoài ra nước bằng hồng xiêm xanh.
Đau bụng đi ngoài ra nước nên ăn gì và kiêng gì?
Việc ăn gì không ăn gì khi bị đi ngoài ra nước không đau bụng là một điều hết sức quan trọng bởi, đường ăn uống chính là con đường dễ dàng gây ra tình trạng này nhất nếu như bị nhiễm độc hay nhiễm vi khuẩn qua thức ăn không được đảm bảo. Chính vì thế khi xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp sẽ giúp người bệnh bổ sung nhiều vi chất, muối khoáng và năng lượng cần thiết giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Đi ngoài ra nước nên ăn gì?
Người bị tiêu chảy nên ăn các món ăn loãng, tốt nhất là nên ăn cháo, súp và những thực phẩm giàu tinh bột. Bởi chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa, giúp giảm tiêu chảy, nhanh hồi phục sức khỏe.
Uống nhiều nước hơn để tránh mất nước do bị tiêu chảy gây ra. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
Người bệnh nên uống nhiều nước để tránh mất nước do tiêu chảy gây ra
Đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé bú và tăng số lần bú, cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, chia ra nhiều lần và từng ít một.
Đau bụng đi ngoài ra nước nên ăn gì? Sữa chua là một thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng bởi lợi khuẩn trong sữa chua có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, khắc phục được những triệu chứng khó chịu và giúp điều tiết phân lỏng. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, thịt lợn nạc…
Bổ sung nhiều loại hoa quả vừa ngon miệng lại giúp tăng cường vitamin và chất điện phân cho cơ thể. Đặc biệt là chuối sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hóa và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
Đi ngoài ra nước nên kiêng gì?
Người bị đi ngoài ra nước nhưng không đau bụng nên tránh sử dụng như thực phẩm khó tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh, đồ ăn nhanh. Các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn nhanh khi bị đi ngoài.
Không ăn đồ tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua, nem chạo dễ gây đau bụng và làm cho tình trạng đi ngoài trở nên nghiệm trọng hơn.
Bệnh nhân đi ngoài ra nước không nên ăn đồ sống
Các loại rau sống, giá đậu và những thức ăn nhiều chất xơ nên hạn chế sử dụng bởi chúng sẽ kích thích cơ học đối với dạ dày, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa ở ruột khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn tiến nghiêm trọng hơn. Không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga, nước ngọt đóng lon.
Các biện pháp phòng ngừa đi ngoài ra nước không đau bụng
Đi ngoài ra nước không đau bụng chủ yếu đến từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày không sạch sẽ vệ sinh kém hoặc do ăn uống không đảm bảo khiến mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, để phòng bệnh chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện và tuân thủ nghiêm túc các vấn đề như:
- Ăn chín, uống sôi nấu chín thức ăn, để hạn chế việc nhiễm khuẩn đường ruột.
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột từ men vi sinh để bảo vệ đường tiêu hóa, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập gây tiêu chảy.
- Rửa tay xà phòng trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
- Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ
Ngoài ra cũng nên chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để có thể tầm soát bệnh tật. Bệnh nhân có thể tìm đến khám chữa các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá theo địa chỉ phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng số 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phòng khám luôn mở của các ngày trong tuần từ 8h00 – 20h00 bệnh nhân có thể sắp xếp thời gian hợp lý đến thăm khám và điều trị.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm để trang bị và phòng chống căn bệnh này một cách hiệu quả nhất. Nếu cần thêm thông tin tham khảo khác xin vui lòng gọi điện theo số 0243.9656.999.